11.10.1939, đã bị để ra ngoài trong tất cả các lần in thành sách "Phóng sự
Tập án cái đình", nay xin được bổ sung.
Sáng tác thành công các tập phóng sự đã khẳng định tài năng xông xáo
trên "lĩnh vực báo chí" của "nhà văn", biệt tài biết vận dụng thành thạo
"anh em sinh đôi, chưa tách biệt, chưa chuyên hoá của cả văn lẫn báo"
đồng thời nhạy bén đáp ứng nhu cầu cấp thiết của "lớp bạn đọc biết chữ
quốc ngữ" - đòi hỏi được "đọc báo chí bằng chữ quốc ngữ" - ngày càng
đông đảo trong xã hội.
Phóng sự là thể loại có hiệu quả rõ rệt, được người đọc yêu thích, dễ
làm chấn động công chúng, vì vậy kiểm duyệt đương thời rất quan tâm, họ
sẵn sàng cắt bỏ mọi nội dung, mọi ý tứ là bất lợi cho nhà cầm quyền.
Ngôi đình làng gắn với tục lệ cúng tế, mà cúng tế thì phải có cỗ bàn,
cỗ bàn là liên quan trực tiếp tới đại gia súc trong chăn nuôi là con lợn. Đình
làng cùng với tổ chức cỗ bàn cúng tế bằng thịt lợn đã tồn tại từ đời này qua
đời khác, trải qua biết bao thế hệ, đã quy tụ biết bao điều trong mối quan hệ
xã hội, đã gắn bó mật thiết với cuộc sống cộng đồng cư dân làng quê nước
ta.
Công chúng và bạn đọc sau này, nếu không quan tâm kỹ đến toàn cảnh
ra đời của Tập án cái đình sẽ ít thấy được đây là một chủ đề cô đọng nói về
"trung tâm tín ngưỡng, văn hoá, hành chính của cái đình làng quê", có sức
hấp dẫn bạn đọc, đã được Ngô Tất Tố tinh tế tiếp cận hiện thực ở những
vấn đề điển hình nhất với giọng văn hài hước, trào lộng, đã sáng tác bằng
"thể loại mới là phóng sự" nhằm góp phần xây dựng "nền quốc âm mới viết
bằng tiếng mẹ đẻ" còn đang ở thời kỳ "vừa nhất sơ thành lập".
Với kiến thức xã hội học và sử học sâu rộng, tác giả chứng minh rằng
cái đình có từ đời Lý, sau đó đình trở thành, trước hết là trung tâm thờ cúng
thần hoàng, hoặc thờ cúng các sự vật linh thiêng của tự nhiên; Thờ cúng
các bậc có công với cư dân thôn làng để tri ân và tỏ lòng trân trọng "uống