TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 7

rồi đến cuộc tế lễ để xếp bậc trên dưới "lợn anh, lợn em" của làng Th.C
huyện Gia Lâm.

Liên quan đến tập tục thờ Thành hoàng, tác giả tỉ mỉ kể nghi tiết về

sinh hoạt, về sự tích của vị thần thờ trong làng lúc mới vào đám "đánh đuổi
lốt bệt", "đánh đuổi thần hoàng" tại thôn T. làng V.L., rồi theo dõi cuộc tế
xử phạt thần hoàng làng vốn làm nghề "đạo chích" ở T.D. huyện Văn Lâm
tới việc thờ "ông Cuội" mắc tội nằm dưới cầu nhìn đàn bà con gái mặc váy
đi trên cầu ở huyện N.S tỉnh Hà Nam.

Từ việc trong lễ cúng chỉ lên giọng đọc to tên các món ăn để tế ông

Thành hoàng làng "mù mắt" ở tỉnh Hà Đông, rồi đến nghi lễ về "miếng thịt
chùi dao" khi thái thịt "ông ỷ" để làm lễ ở làng D.L.

Bất ngờ là tục làm cỗ thết đãi các cụ "đánh chén" tại các "phiên chợ

lợn" ở xã Cổ Loa "...Đã có điều lệ nhất định, mỗi mâm phải tám thứ nấu,
tám thứ giò, nem, chả, lòng, thịt, tất cả cũng tám thứ nữa. Cộng trong một
mâm lớn, nhỏ hai mươi bốn thứ...", để các cụ "ăn riêng", khi ăn phần ai
người ấy gắp, cả mâm chỉ chung nhau một bát nước mắm. Ngạc nhiên là cỗ
bàn cúng tế tại một đám tang với đủ cả thịt rượu, tổ tôm, thuốc phiện, đàn
sáo, kèn nhị réo rắt, nhưng "vừa tế vừa ngủ", "hiếu chủ" phủ phục trước
hương án rồi ngủ ngáy khè khè!

Về phóng sự Dao cầu thuyền tán

Không phải ngẫu nhiên mà từ những năm phải đắn đo chọn lựa giữa

nghề làm thuốc và nghề dạy học trước thảm cảnh nền giáo dục Hán học
hoàn toàn sụp đổ, nhất là từ năm 1933, mở Thọ dân y quán, với tư cách là
người trong cuộc, không cần phải đi thâm nhập thực tế hoặc gián tiếp nhờ
người khác kể lại< Ngô Tất Tố đã sáng tác phóng sự Dao cầu thuyền tán
gồm 5 phần, đăng gọn trên báo Công dân từ số 9 - ngày 20.11.1935.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.