127
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
lực cạnh tranh khốc liệt từ môi trường quốc tế, để tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải
cải tiến năng suất (Clerides et al. 1998). Giả thuyết thứ hai là những doanh nghiệp có năng suất cao
thì sẽ tham gia vào thị trường xuất khẩu, bởi vì xuất khẩu đòi hỏi các chi phí như nghiên cứu thị
trường mới, chi phí marketing, vận chuyển phân phối hàng hoá và các chi phí xuất khẩu khác. Chỉ
có những doanh nghiệp có năng suất cao mới có khả năng vượt qua những chi phí này để tham gia
vào thị trường xuất khẩu, còn những doanh nghiệp năng suất thấp hơn chỉ phục vụ thị trường nội
địa (Melitz 2003).
Các nghiên cứu thực nghiệm tập trung phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu vả năng suất, tuy
nhiên kết quả theo nhiều chiều hướng khác nhau. Ví dụ, Kox and Rojas-Romagosa (2010) không
tìm thấy hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy tăng năng suất ở các công ty Hà Lan, trong khi đó nghiên
cứu của Van Biesebroeck (2005) và Bigsten et al. (2000) thì ủng hộ giả thiết này. ở Việt Nam, với
xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rọng (WTO, TPP, AFTA…) và vai trò của hoạt
động xuất khẩu trong nền kinh tế xã hội, và hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp
vừa và nhỏ (DNVVN). Như vậy, một câu hỏi đặt ra là chính phủ có nên khuyến khích DNVVN
tham gia vào hoạt động xuất khẩu với mục đích giúp tăng năng suất của DNVVN không? Hay nói
cách khác, hoạt động xuất khẩu có góp phần làm tăng năng suất của các DNVVN không? Hơn nữa,
khác với những nghiên cứu khác, nghiên cứu này tập trung phân tích sự tác động của các nhóm thị
trường xuất khẩu khác nhau như xuất khẩu đến nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển,
sẽ có sự tác động khác nhau như thế nào đến năng suất của DNVVN? Trong khi ở Việt Nam hiện tại
chưa có nghiên cứu nào thực hiện để tìm ra mối quan hệ này. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung
tìm ra mối quan hệ giữa xuất khẩu, sự khác nhau giữa nhóm thị trường xuất khẩu và các yếu tố khác
tác động đến năng suất của các DNVVN ở Việt Nam như thế nào. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho
những nhà làm chính sách, các quản lý doanh nghiệp đưa ra chính sách khuyến khích xuất khẩu phù
hợp, và kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cho các học giả, các nhà nghiên cứu liên quan.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Hoạt động xuất khẩu và DNVVN ở Việt Nam
Việt Nam thực hiện việc đổi mới kinh tế từ năm 1986, đánh dấu một bước ngoặc chuyển từ nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Nền kinh tế mở cửa, đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu và phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu là nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới
(Athukorala 2009). Kể từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, được xem
là một bước nhảy trong tự do hoá thương mại và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nguồn: World Bank