TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 132

128

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

Sơ đồ 1 cho thấy, hoạt động xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, chỉ từ 2.4 tỷ đô la năm 1990 tăng

lên đến 150.5 tỷ đô la năm 2014. Kể từ khi đổi mới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ

tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với mức tăng GDP trung bình 7%/năm/ Trong suốt 5 năm

gần đây, tốc độ tăng trung bình của hoạt động xuất khẩu là 21.1(Nguyen et al. 2008), thị trường xuất

khẩu cũng được mở rộng ra nhiều quốc gia. Thị trường chính của Việt Nam là Mỹ (20.66%), Trung

Quốc (10.23%), Nhật Bản (8.7%), Hồng Kông (4.3%), Singapore, Hàn Quốc, Đức, Brazil và nhiều

quốc gia khác (World Bank 2015). Và chúng ta thấy xuất khẩu và GDP có một xu hướng tăng lên

(biểu đồ 1), và hoạt động xuất khẩu đóng góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia.

2.2. DNVVN tại Việt Nam
Sau năm 1986, Việt Nam áp dụng chính sách giảm doanh nghiệp sở hữu nhà nước (OECD

2013), khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân (Hansen et al. 2009). Đặc biệt là sự ra đời của

luật doanh nghiệp năm 2009, đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Sau

hơn 20 năm đổi mới, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc sở hữu

tư nhân. DNVVN Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp (bảng 1)

Bảng 1 DNVVN tại Việt Nam

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số doanh nghiệp

248,842 291,299 324,691 346,777 373,213 402,362

SMEs (trong tổng số DN)

244,551 286,468 319,696 341,664 368,010 396,809

SMEs tỷ lệ trong tổng số

98.3%

98.3%

98.5%

98.5%

98.6%

98.6%

Sở hữu nhà nước-SMEs

2,292

2,267

2,326

2,291

2,276

2,137

Sở hữu phi nhà nước - SMEs

236,972 278,340 309,919 332,025 357,271 385,586

% Sở hữu phi nhà nước-SMEs

96.9%

97.2%

96.9%

97.2%

97.1%

97.2%

Đầu tư nước ngoài-SMEs

5,287

5,861

7,451

7,348

8,463

9,086

Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê hàng năm từ 2009 đến 2014

DNVVN đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội như tạo việc làm, tăng thu

nhập cho người lao động, giảm thiểu đói nghèo cho người lao động địa phương và xã hội. Cụ thể,

DNVVN tạo ra hơn nữa triệu việc làm mới, thuê hơn 51% lực lượng lao động và đóng góp gang

40% GDP của Việt Nam (Phan et al. 2015). Có thể thấy hoat động đổi mới, chính sách mở của và

trở thành thành viên của WTO mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia

vào thì trường thế giới. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ các DNVVN Việt Nam tham gia vào xuất khẩu

còn thấp so với các nước lân cận. Ví dụ, chỉ khoảng 20% DNVVN Việt Nam xuất khẩu, trong khi

đó, khoảng 60% DNVVN Trung Quốc, 56% DNVVN Đài Loan, và 40% DNVVN Hàn Quốc xuất

khẩu hàng hoá (Tran and Vu 2015). Do đó, với những khó khan như quy mô sản xuất nhỏ, hạn chế

về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực… thì các DNVVN có nên tham gia vào xuất khẩu hay chỉ phục

vụ thị trường trong nước?

2.3. Cơ sở lý thuyết
Hoạt động xuất khẩu tác động lên năng suất
Theo Clerides et al. (1998) xuất khẩu sẽ tác động làm tăng năng suất của doanh nghiệp thông

qua ba kênh. Thứ nhất, sau khi tham gia vào xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận

với công nghệ tiên tiến, bao gồm cả thiết kế sản phẩm mới, và phương pháp sản xuất từ đối thủ,

người bán và người tiêu dùng (Liu et al. 1999). Thứ hai, việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, sản xuất

cũng được giải thích thông qua hoạt động cạnh tranh. Những thị trường lớn và cạnh tranh gay gắt,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.