183
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
đủ chi tiết để phòng tránh rủi ro, từ đó dẫn đến những khả năng chệch choạc lớn giữa Sở trường,
Đam mê và Hiệu quả, và chính đó là mầm mống của thất bại, ngay từ đầu. Thử lấy một ví dụ nhỏ,
việc tính toán không đủ chi phí vào trong cấu thành giá, sẽ làm cho việc định giá không đầy đủ,
và hậu quả là gì, rất dễ thấy. Lại một ví dụ tiếp, các thay đổi của những yếu tố nhỏ về mô trường
bên ngoài, chẳng hạn giá xăng tăng, là điều mà doanh nghiệp không dự kiến trước được, lại là một
nguyên nhân làm thay đổi hiệu quả kinh doanh, nếu không muốn nói có thể dẫn đến thua lỗ nhanh
chóng. Rất nhiều việc như vậy xảy ra chung quanh chúng ta, và môi trường bên ngoài thay đổi là
điều mà doanh nghiệp không thể dự báo cũng như kiểm soát được, đặc biệt với khởi nghiệp. Và,
có lẽ điều đơn giản ai cũng hiểu, chúng ta đang bàn về khởi nghiệp kinh doanh, mà đã kinh doanh
thì cần tính đến hiệu quả, không chỉ hiệu quả cho doanh nghiệp khởi nghiệp, mà đó cũng chính là
những gì có liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội vậy!
Một góc nhìn khác về thuyết “con nhím” trong khởi nghiệp
Chúng ta đã bàn quá nhiều về khởi nghiệp như việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Có
bao giờ bạn nghĩ đến những điều tương tự như vậy về mặt bản chất, mà rất ít khi được bàn đến, tạm
gọi là “Góc khuất của khởi nghiệp” (thuật ngữ tác giả tạm dùng). Và, điều băn khoăn ở đây sẽ là,
liệu thuyết “con nhím” được sử dụng như thế nào?
Thứ nhất, về giác độ công ty, khi chiến lược cấp công ty thay đổi, yêu cầu lập ra một lãnh vực
kinh doanh mới, có thể xem đó là một “khởi nghiệp”, và như vậy ứng dụng các lý thuyết cũng như
thực tiễn như thế nào?
Thứ hai, ở góc độ cá nhân, một người làm việc bình thường, khi bắt tay vào một công việc
mới, hay đòi hỏi thay đổi, có được xem là một động tác “khởi nghiệp”, và như vậy ứng dụng các lý
thuyết cũng như thực tiễn như thế nào?
Như vậy, thuyết “con nhím” không những áp dụng cho người khởi nghiệp kinh doanh nhỏ mà
còn áp dụng được trong nhiều lĩnh vực, thậm chí là doanh nghiệp lớn, ngoài ra, người đi làm thuê
cho các doanh nghiệp cũng cần xác định khái niệm con nhím cho chính mình. Xây dựng thương
hiệu cá nhân trong ngành của mình, trở thành chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực mà bạn đang làm,
sẽ có thời điểm có quá nhiều doanh nghiệp làm phiền bạn khi cố gắng lôi kéo nhân sự cấp cao, bởi
đơn giản bạn vĩ đại trong lĩnh vực đó, bạn biết sở trường của mình, bạn yêu thích công việc đó và
bạn làm nó hiệu quả hơn ai hết. Vấn đề chỉ là làm sao xác định khái niệm con nhím trong mỗi chúng
ta và phát triển những thứ bạn đã xác định.
3. KẾT LUẬN
Ngạn ngữ Trung quốc có câu: “Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng những bước đi nhỏ bé đầu
tiên”, Trường Đại học Việt Nam không thể ngay một bước đáp ứng giáo dục 4.0, nhưng luôn hướng
đến việc hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp cho cả sinh viên, giảng viên, cán bộ- công chức.
Trong hệ sinh thái đó, việc khởi nghiệp kinh doanh nhỏ hay lớn, thành công hay không còn phụ
thuộc rất nhiều yếu tố, thuyết “con nhím” là một gợi ý cho bạn xác định đúng nhất con đường của
mình để khởi nghiệp dễ dàng hơn. Và còn một điều nữa, bạn phải xác định là khởi nghiệp không
dành cho đa số, không dành cho những ai muốn kê cao gối ngủ ngon mỗi đêm. Đừng chỉ làm việc
vì đam mê, hãy làm việc đó vì nó là “con nhím” của bạn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2017), Công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH về nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc CMCN 4.0.
2. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu
chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, Nhà xuất bản