182
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
khốc liệt chỉ vì nó không là sở trường của bạn.
Nói đến sở trường, hãy liên hệ với những điều đã được dạy trong trường đại học, hay trong
những khóa học kinh doanh ngắn ngày! Tôi chỉ thích nhắc nhở chúng ta đến với thuận ngữ “core
competency”, thường được tạm dịch là “năng lực cốt lõi”. Nếu như một doanh nghiệp bắt đầu định
hình chiến lược kinh doanh của mình sao cho tốt nhất, từ “năng lực cốt lõi”, thì con người bắt đầu
tham gia kinh doanh, cũng cần nhận diện “sở trường” của mình vậy! Và, không phải ai cũng như
ai, sở trường được hình thành từ nhiều yếu tố, mà đến khi khởi nghiệp, những yếu tố đó đã thấm
sâu vào trong con người: gien, môi trường sống, học tập, cơ địa, môi trường giáo dục, môi trường
gia đình, những loại phương tiện thông tin được tiếp xúc, những kỹ năng hình thành trong suốt quá
trình sống và hoạt động…. Sở trường của người này có thể là sở đoản của người khác! Và sở trường
của một người chính là điều học có thể làm tốt nhất, không có nghĩa là họ phải vượt trội tất cả người
khác! Cũng không nhất thiết sở trường là điều gì người khác không thể làm được, bắt kịp hay vượt
qua! Nhận diện ra sở trường cũng không hẳn là điều đơn giản, nhiều người được học tập trong môi
trường tốt đến mức học có thể làm tốt nhiều thứ, nên dễ nhận diện mình có nhiều sở trường. Trong
khi đó, một số người khác, trong nhiều điều kiện khó khăn hơn, nhận ra rằng mình không có một sở
trường gì đặc biệt, hay nói khác đi, làm gì cũng dở…. Còn lại, đa số sẽ đổ lỗi cho môi trường sống,
hay: nếu môi trường sống thay đổi, tôi sẽ nhận diện những sở trường phù hợp với môi trường mới.
Và ý niệm này, trong kinh doanh, lại dẫn đến mội ý niệm thật không ổn định, thay đổi theo không
gian và thời gian, mà vậy thì ý niệm này được gắn với thuật ngữ start-up nhiều hơn, nơi đó những
start-up phải tạo ra điều gì đó mới, thay đổi được, và mang tính công nghệ.
Nói đến đam mê, rất nhiều người đồng bộ hóa với sở trường. Thật ra, điều này không đúng, vì
ắt hẳn ai cũng có đam mê làm điều gì đó, do tác động của nhiều tác nhân trong gia đình và ngoài xã
hội. Ví dụ, một cậu học sinh phổ thông được cha mẹ hướng dẫn học công nghệ thông tin, với niềm
tin rằng sẽ đạt được một vị trí nhất định trong cuộc sống, điều ấy dần len lỏi vào trong tâm trí cậu,
đến một lúc cậu cảm thấy thích thú với ngành học, với công việc, nhưng thừa biết đó không phải
là sở trường của mình. Chúng ta thường hay nghe đâu đó, làm điều mình thích là hạnh phúc! Thật
vậy, khi thích thú với công việc, ta có thể làm việc mà không nghĩ đến những việc khác, không nghĩ
đến những điều trái chiều có thể có đàng sau công việc yêu thích đó…. Điều này sẽ rất tốt cho bạn
làm một việc gì đó, mà không có thái độ thờ ơ, nhưng hoàn toàn có lợi cho khởi nghiệp kinh doanh.
Điều cần lưu ý là điều bạn đam mê chưa hẳn là điều mà xã hội (thị trường) cần, nói một cách tổng
quát. Ví dụ, bạn có sở thích (hobby) sưu tập tem, và đã là niềm đam mê (passion) của bạn từ bé,
chẳng có gì sai với đam mê này, tuy vậy, sẽ không thực tế nếu bạn đem niềm đam mê cả đời vào
cuộc kinh doanh thực tại nào đó, ví dụ bạn có nghĩ đến việc làm một quán café tem? Liệu rằng bạn
có sở trường kinh doanh quán café, và quán café có đủ hiệu quả về kinh tế, để tiếp tục đáp ứng cho
niềm đam mê lâu dài, khi mà một phần lớn thị trường chuyển phát đã không còn dùng những con
tem đủ các sắc thái khác nhau?
Nói đến hiệu quả, có thể khẳng định đây chính là điểm yếu muôn thuở của những người lần
đầu tiên khởi nghiệp, và…. của cả thế giới kinh doanh nói chung vậy! Tôi chỉ muốn khái niệm hóa
thuật ngữ hiệu quả bằng một chỉ số đơn giản: đó chính là số đầu ra có được so với số đầu vào được
dùng. Ý niệm này nghe chừng có vẻ đơn giản, nhưng thật ra là điều mà cả thề giới luôn theo đuổi,
và, theo cá nhân tôi, khi nào còn ý niệm kinh doanh, khi ấy còn phải suy nghĩ đến hiệu quả. Nếu
hiệu quả không đủ lớn để tham gia kinh doanh, người ta sẽ chọn con đường khác để đảm bảo cuộc
sống, cụ thể là sẽ tìm việc làm thuê, thay vì bỏ vốn khởi nghiệp như một doanh nhân (entrepreneur).
Đi sâu hơn, có thể thấy, riêng việc tính đủ rủi ro, chi phí cho đầu vào, đầu ra, đã là một vấn đề lớn
đối với khỏi nghiệp, đặc biệt trong môi trường kinh doanh thiếu ổn định (uncertainty) ngày nay, và
các công cụ dự báo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thì hầu như chỉ có thể giúp dự báo trong thời
gian ngắn. Đa số khởi nghiệp không có những định hướng lâu dài, có những chiến lược và kế hoạch