188
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
đã thu hút được khoảng 100 quốc gia tham dự và trở thành nghiên cứu có quy mô lớn nhất về khởi
nghiệp trên toàn cầu. Năm 2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục tham gia
nghiên cứu GEM. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tiếp tục tham gia với 12 chỉ số gồm: Cơ sở
hạ tần; Năng động của thị trường nội địa; Văn hóa và chuẩn mực xã hội; Chính sách của chính phủ;
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Quy định của chính phủ; Giáo dục kinh doanh sau phổ thông; Độ mở
của thị trường nội địa; Chuyển giao công nghệ; Chương trình hỗ trợ chính phủ; Tài chính cho kinh
doanh; Giáo dục kinh doanh bật phổ thông. Trong 12 chỉ số thì chỉ số Cơ sở hạ tầng, Năng động
của thị trường nội địa là được đánh giá trên trung bình, các chỉ số còn lại đánh giá dưới mức trung
bình. Tuy nhiên khi so sánh với các năm trước đó một số chỉ số đã có sự cải thiện nhất định. Các
chỉ số trên là cơ sở để các đơn vị hoạch định chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp khởi nghiệp làm
cơ sở để xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho doanh nghiệp. Xét ở góc độ khởi nghiệp ngành du lịch
tỉnh Bình Dương cũng có những khó khăn và thách thức
Hình 1: Điều kiện kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 (nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp)
Thứ nhất, động cơ khởi nghiệp ở Việt Nam theo thước đo chỉ số động cơ khởi nghiệp của GEM
(tỷ lệ người khởi nghiệp vị động cơ tận dụng để hoàn thiện) chưa cao mặc dù: tỷ lệ người khởi
nghiệp chiếm 62,6% và 37,4% người khởi sự kinh doanh vì không có lựa chọn công việc nào tốt
hơn do so với các nước khác tỷ lệ người khởi sự kinh doanh vì không có lựa chọn công việc nào tốt
hơn vẫn là mức cao, xếp thứ 42/60 nước tham dự. Từ cơ sở trên dẫn đến doanh nghiệp khởi nghiệp
bị chi phối bởi tâm lý sợ thất bại.
Thứ hai, xếp hạng toàn cầu về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 do Tổ chức sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 47 trên 127 quốc gia/nền kinh tế về đổi mới
sáng tạo toàn cầu. Tuy nhiên năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế bởi
vì tỷ lệ các hoạt động khởi nghiệp kinh doanh hướng tới phục vụ người tiêu dùng chiếm 74,5% cáo
hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trong khi tỷ trọng lĩnh vực chế biến là 14,4%, lĩnh
vực phục vụ doanh nghiệp là 3,3%, khai thác là 7,8%.
Thứ ba, chỉ số khởi nghiệp từ 2013 – 2015 chưa có nhiều sự thay đổi nhiều về mức độ và vị trí
xếp hạng. Trong đó đáng lưu tâm là: chương trình hỗ trợ của chính phủ, Tài chính cho kinh doanh
và Giáo dục về kinh doanh ở bật phổ thông. Đây chính là thách thức không nhỏ cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp khi hòa nhập vào hệ sinh thái chung của khởi nghiệp và cần thời gian để rút
ngắn, khắc phục.
Thứ tư, Các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn khó khăn trong việc huy động vốn do doanh nghiệp