TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 193

189

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

mới tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu tài sản đảm bảo, thiếu kinh nghiệp quản lý.... từ các nguồn tài chính

thông thường trong khi tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ đầu tư mạo hiểm thì thiếu kinh nghiệm xây

dựng và hoạch đinh kế hoạch, thuyết trình kế hoạch kinh doanh với nhà đầu tư vốn.

Thứ năm, kiến thức về khởi nghiệp của người khởi nghiệp còn hạn chế, đa phần khi khởi

nghiệp đều vừa thực hiện vừa học tập để hoàn thiện dẫn đến tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp trong

lần đầu thường không cao.

4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH VỀ DU LỊCH TẠI

BÌNH DƯƠNG

Thứ nhất, Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp khởi

nghiệp kinh doanh.

- Thực hiện đồng bộ và hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc

gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020 .

- Thực hiện các giải pháp triển khai Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến

năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 13/7/2016; Chiến

lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 13/7/2016; Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch, ngày 02/3/2017; Luật Du lịch được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017.

- Xây dựng hệ thống kết nối nguồn vốn đa dạng giữa các tổ chức tín dụng trong nước, các

Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước... với các doanh nghiệp

khởi nghiệp.

- Thiết lập kênh hỗ trợ các thủ tục hành chính nhà nước cho sinh viên có ý tưởng sẽ thành lập

doanh nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Thành lập và thiết lập hệ thống liên kết với các đơn vị địa phương khác trong nước và ngoài

nước phát triển sàn giao dịch ý tưởng; Tổ chức các hoạt động học tập thực tế kết nối kiến thức, mô

hình mới phù hợp thế mạnh và đặc thù của địa phương.

- Hình thành cấu trúc liên kết: đơn vị hỗ trợ hành chính nhà nước - doanh nghiệp – các loại

hình khởi nghiệp – văn hóa khởi nghiệp kinh doanh – các cơ sở giáo dục và chuyên gia.

Thứ hai, Đối với các cơ sở giáo dục và các đơn vị đào tạo, nghiên cứu về kinh doanh, khởi

nghiệp

- Các cơ sở giáo dục trung học phổ thông tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, hội thi

về ý tưởng kinh doanh, về tài nguyên du lịch ở địa phương nhằm khơi dậy ý tưởng kinh doanh; Xác

định các hoạt động hỗ trợ phát triển về khởi nghiệp cho học sinh là phần không tác rời trong công

tác hướng nghiệp.

- Các cơ sở giáo dục Đại học, Nghề và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về kinh tế, khởi nghiệp

đưa chương trình đào tạo kiến thức khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên vào chương trình đào tạo

chính khóa (Hiện nay chỉ có Chương trình học phần Khởi tạo doanh nghiệp trong Chương trình đào

tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp trong học phần tự chọn tại Thông tư số 34/2012/TT-BGDĐT

của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 26/9/2012

)

; có Trung tâm hoặc bộ phận hỗ trợ phát triển ý tưởng

khởi nghiệp, xây dựng kế hoạch khởi nghiệp, huy động vốn...; xây dựng kênh thông tin về khởi

nghiệp để học sinh, sinh viên và người muốn khởi nghiệp có thể tiếp cận đầy đủ chính sách, kiến

thức, các mô hình, các công cụ hỗ trợ khởi nghiệp....; Thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm,

hoạt động chuyên đề hỗ trợ khởi nghiệp theo nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới, đặc thù của

từng địa phương...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.