TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 223

219

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

tham vọng kinh doanh. Tất cả hợp nhất chính thức để kết nối, giàn xếp và chi phối các hoạt động

trong môi trường doanh nghiệp tại địa phương. “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” đề cập

đến mối tương tác diễn ra giữa một loại các bên liên quan là các tổ chức và cá nhân để thúc đẩy sự

hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, đối mới sáng tạo và tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và

vừa (SME) (Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 2016).

2.1. Chiến lược và hoạch định chiến lược
Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa “chiến lược là việc xác định định hướng

và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua

việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu

của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.

Theo Michael Porter (1996), “chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của

một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc, … và kết

hợp chúng với nhau. Cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”.

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2010), quy trình hoạch định chiến lược gồm

bốn bước: (1) nhận biết chiến lược hiện tại của tổ chức; (2) tiến hành phân tích danh mục đầu tư;

(3) lựa chọn chiến lược; (4) đánh giá các chiến lược đã lựa chọn.

Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2011), quản trị chiến lược vừa là một khoa học,

vừa là một nghệ thuật về hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá các chiến lược.

Theo Lê Nguyễn Đoan Khôi (2015), hoạch định chiến lược là quá trình chủ thể doanh nghiệp

sử dụng các phương pháp, các công cụ, các kỹ thuật thích hợp

2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
Olivier Toubia (2006), Idea Generation, Creativity, and Incentives đã nghiên cứu quá trình tư duy

để khuyến khích ý tưởng được thiết kế phù hợp có thể cải thiện sản lượng sáng tạo trong doanh nghiệp.

Jane Nolan MBE, “suy nghĩ sáng tạo và ý tượng tổng quát” đã đưa ra một số công cụ hỗ trợ cho

quá trình hình thành suy nghĩ và tạo ra ý tưởng sáng tạo.

Scarlett R. Herring, Brett R. Jones và Brian P. Bailey (2009), Idea Generation Techniques

among Creative Professionals đã nghiên cứu quá trình sáng tạo nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp

trong kinh doanh.

Hoàng Nam Lê (2016), Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam – Phần 1 đã chia

sẻ tổng quan về những yếu tố vàng mà Việt Nam sở hữu để trở thành một quốc gia khởi nghiệp;

Phần 2 – Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã đưa ra các khái niệm căn bản như

hình ảnh trực quan về các chủ thể của hệ sinh thái.

Cục Thông tin KH &CN Quốc gia, “Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo: Vai trò của của chính sách chính phủ” đã tổng hợp các tài liệu về tinh thần kinh doanh và

hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của OECD và của một số nước có kinh nghiệm xây dựng

thành công các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trần Thị Vân Anh (2016), “xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Nhìn từ kinh

nghiệm của Hàn Quốc” đã phân tích những chính sách hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển hệ sinh

thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc, từ đó rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.

Ngô Đình Xây (2016), “Đại học khởi nghiệp” trong “quốc gia khởi nghiệp” đã nbàn về vai trò

của đại học khởi nghiệp nhằm đáp ứng định hướng và yêu cầu đối với quốc gia khởi nghiệp.

2.3. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu mẫu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.