41
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
3. THỰC TRẠNG STARTUPS VIỆT NAM
Với một thị trường tiềm năng có hơn 90 triệu dân, 40 triệu người dùng Internet và 35 triệu
người dùng di động. Khi được hỏi vì sao startup có thể bùng nổ tại Việt Nam, đây dường như là
điều hiển nhiên. Đánh giá một cách khách quan, thị trường Việt Nam rất tiềm năng và còn nhiều
vấn đề để giải quyết. Nhưng liệu yếu tố này có đủ sức làm bệ phóng cho các Startup Việt, nhất là
khi những khó khăn lại xuất phát từ bên trong chính bản thân Startup?
Như một quy luật, 9/10 Startup sẽ thất bại, các nhà hoạch định chiến lược và chính sách Việt
Nam bàn nhiều về vốn và các chính sách hỗ trợ, nhưng lại chưa đề cập đến yếu tố con người.
Startup Việt Nam được đánh giá là chưa đủ kinh nghiệm trong việc điều hành doanh nghiệp, đa
số chưa có góc nhìn về kinh doanh và chưa có cái nhìn thấu đáo (Đồ Quốc Việt). Họ rất mạnh về lập
trình và kỹ thuật nhưng khó khăn nội lực là không biết phải tạo ra cái gì, không hiểu những vấn đề
nhức nhối và thị hiếu của thị trường, khởi nghiệp ở độ tuổi quá trẻ và thường không có kinh nghiệm
đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề. Trong khi tại các quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh
mẽ, các Startup thường có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các tập đoàn lớn. Khi khởi nghiệp,
họ đã khá chin chắn, trung bình khoảng 40 tuổi và có ít nhất 6 – 10 năm làm việc cho các tập đoàn
công nghệ lớn (số liệu khảo sát 549 Startups thành công trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ).
Cộng đồng Startup Việt Nam ngày một đông hơn, trẻ hơn những dường như không có nhiều ý
tưởng mới lạ. Họ thiếu đi thuộc tính cơ bản trong Khởi nghiệp, đó là sự sáng tạo. Thay vì đi tìm tòi,
giải quyết những bài toán mới, thường lại đi sao chép những mô hình đã thành công trên thế giới
và mang về áp dụng tại Việt Nam (Bikesh Lakhmichand - CEO & Founder của Quỹ đầu tư 1337 &
Athi Selvanayagam, đối tác của Quỹ đầu tư 1337).
Nguyên nhân của xu hướng sao chép là tâm lý không dám chấp nhận rủi ro và tư tưởng không
sẵn sàng chia sẻ. Điều này khiến cho các Startup Việt Nam dễ dàng bị đè bẹp và thâu tóm khi có các
công ty lớn mạnh hơn nhảy vào lĩnh vực họ đang làm. Sự nắm giữ ý tưởng cho riêng mình khiến
cho các Startup Việt Nam không lôi kéo được các nhà đầu tư và các đồng sáng lập.
Các Startup Việt Nam đang đặt việc xin đầu tư lên hàng đầu, thay vì tập trung vào xây dựng cơ sở
dữ liệu người dùng và xây dựng giá trị cốt lõi (IDG, Cyber Agent Center, DFG Vina Capital). Trong
khi các Quỹ đầu tư lại chú trọng đến cơ sở dữ liệu người dùng và khả năng thu hút người dùng của
sản phẩm. Khách hàng thực sự sử dụng sản phẩm của Startup làm ra và sản phẩm đó phải tốt.
Đến 2016, Việt Nam đã có trên 3000 Startups, nhưng số tồn tại rất ít và phát triển thực sự hiện
còn là một ẩn số, còn một chặng đường dài để các Startup Việt Nam chứng minh.
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC STARTUP TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Tuy bức tranh thực trạng hiện đang được đánh giá chưa sáng sủa, nhưng cơ hội để Khởi nghiệp
tại Việt Nam rất lớn. Bản thân các Startup vẫn còn thời gian để thay đồi lối tư duy và tích luỹ kinh
nghiệm để vượt qua khó khăn nội tại. Hệ sinh thái Khởi nghiệp đang phát triển với không gian làm
việc chung ngày càng nhiều, các Quỹ đầu tư lớn đang rót vốn vào Startup Việt Nam và Nhà nước
đang tích cực xây dựng, ban hành các chính sách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.
Qua những phân tích và nhận định nêu trên, tác giả đưa ra những đề xuất sau cho cộng đồng
Startup Việt trong lĩnh vực công nghệ nói riêng và Khởi nghiệp nói chung.
Một, tập trung xây dựng đội nhóm, không có các thành viên chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp và
cùng sáng tạo để vượt qua những thử thách, khó khăn trong bước đầu khởi nghiệp, khó có cá nhân
nào một mình gầy dựng được doanh nghiệp thành công. Đội nhóm cần làm việc dựa trên nguyên
tắc trước, tình cảm sau. Lợi ích của đội nhóm sẽ được xét trên lợi ích của một cá nhân trong đội.
Hai, tích luỹ kinh nghiệm quản lý và năng lực chuyên môn, nếu công thức thành công của