53
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
Đối với giai đoạn thứ ba, khi hệ sinh thái có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển tốt,
trường đại học cần đóng vai trò tiên phong cung cấp những tài năng kinh doanh, nguồn lực chất
lượng tốt với tư duy, kỹ năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
Như vậy, trường đại học vừa trang bị cho người học những kỹ năng, kiến thức và trải nghiệm
để sẵn sàng khởi nghiệp khi có hướng đi đổi mới sáng tạo thực sự, vừa thực thi tốt vai trò của mình
trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Ở Việt Nam cho đến nay vai trò của các trường đại học trong việc tạo ra môi trường đổi mới
sáng tạo, khích lệ tinh thần khởi nghiệp còn giới hạn. Các trường đại học đang theo đuổi những
hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu ngừng lại ở việc công bố trên các tập san khoa học, có rất
ít nghiên cứu gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp bên ngoài nhà trường.
Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng hóa
hiện đại hóa, bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu nhà trường còn nhận thức rõ tầm quan trọng
của sứ mạng thứ ba, là gắn với các doanh nghiệp và đáp ứng những nhu cầu của họ nhằm phục vụ
cho cộng đồng và đời sống xã hội đồng thời xác định rõ vai trò của nhà trường trong hệ sinh thái
khởi nghiệp:
- Đào tạo và phát triển nhân tài (talent), bao gồm: doanh nhân (entrepreneurs), các nhà quản lý
(managers) và các nhà chuyên môn (experts);
- Cung cấp công nghệ (được bảo hộ và không bảo hộ), nguồn lực quan trọng cho các doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh;
- Cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp/dự
án khởi nghiệp.
Với những lợi thế sẵn có, sinh viên chính là lực lượng đông đảo góp phần quan trọng trong việc
xây dựng quốc gia khởi nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể khởi nghiệp thành công việc
trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trước khi rời ghế nhà trường đóng vai trò rất
quan trọng. “Khởi nghiệp” là một trong những cách thức mang tính bền vững được ưu tiên để giáo
dục con người, đặc biệt kể đến những người trẻ tuổi.
Đứng trước khí thế sôi nổi đó, trường Đại học Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương triển khai cuộc
thi “Khởi nghiệp - BETU Startup 2016”. Cuộc thi được tổ chức bởi đội ngũ chuyên nghiệp, nhiệt
huyết nhằm tìm ra và tôn vinh những tác giả và các dự án khởi nghiệp xuất sắc, tạo điều kiện cho
các dự án đó có cơ hội trở thành hiện thực. Giúp sinh viên tiếp cận khái niệm khởi nghiệp, xây dựng
ý tưởng khởi nghiệp và triển khai ý tưởng đó trong thực tế; Tạo cho sinh viên đam mê khởi nghiệp
sân chơi bổ ích và cơ hội tiếp xúc và làm việc trực tiếp với những Thầy Cô, các doanh nhân thành
đạt, giàu kinh nghiệm; Tạo cơ hội cho sinh viên thỏa sức sáng tạo, thể hiện ý tưởng cá nhân, tiệm
cận với việc hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp của mình;
Với tiêu chí chính của ý tưởng, dự án là phải thực tế, ứng dụng được, khả thi, không vi phạm
các quy định của pháp luật và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Yêu cầu về nội dung ý tưởng, dự án: Tóm tắt dự án - Giới thiệu doanh nghiệp dự kiến thành lập-Giới
thiệu sản phẩm dịch vụ-Phân tích vĩ mô-Phân tích vi mô (phân tích ngành)-Kế hoạch sản xuất-Kế hoạch
marketing-Kế hoạch bán hàng - Kế hoạch nhân sự-Kế hoạch tài chính-Quản trị rủi ro.
1. BETU STARUP 2016: SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỐM NGHỆ CURCUMIN:
Căn cứ vào đề tài “Xây dựng bài giảng môn Thực hành Bào chế cho lớp Cao đẳng ngành Dược
tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình dương” năm 2015 đã được nghiệm thu, Khoa Dược đã
áp dụng đề tài này vào chương trình Thực hành Bào chế lớp Cao đẳng chính qui và liên thông.