TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 58

54

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

Bắt đầu từ ngày 01/08/2016, nhà trường đặt tiêu chí tìm ra những sinh viên tiềm năng, ấp ủ ý tưởng

hoài bão lớn, khởi nghiệp táo bạo giúp các em có cơ hội xây dựng, thử thách bản thân, thúc đẩy ý chí

chiến đấu mang nội lực của tuổi trẻ vào hoàn thiện ý tưởng khởi nghiệp có ý nghĩa cho xã hội.

Từ sản phẩm thực tế của lớp học, với niềm đam mê được thực hành nghề nghiệp, được ứng

dụng những kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm giúp ích cho mọi người, những sinh viên

Khoa Dược hăng say, nhiệt huyết, đã cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm và đã

quyết định cho ra đời dự án “Sản xuất và kinh doanh cốm nghệ Curcumin”.
Dự án không những nhận được sự đánh giá cao về tính khả thi, tầm quan trọng về tác dụng của sản

phẩm trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vượt qua 11 dự án nhóm sinh viên Khoa Dược đã

giành chiến thắng khi được ban tổ chức lựa chọn là dự án duy nhất tham gia bảo vệ trước Hội Doanh

nhân trẻ khu vực Đông Nam Bộ ngày 08/10/2016. Kết quả của buổi giao lưu, dự án vinh hạnh đạt

được giải ba (đây là giải cao nhất trong hội thi).
2. SẢN XUẤT CỐM NGHỆ CURCUMIN TỪ PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẾN TAY NGƯỜI

TIÊU DÙNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG:

Không dừng lại ở đó, với sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng sự góp sức

của thầy cô bộ môn, dự án đã được đưa vào sản xuất thực tế ngay tại trường, tạo nền tảng cho các

em sinh viên khởi nghiệp phát triển kỹ năng chuyên ngành ngay khi còn là sinh viên trường Đại

học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương.

Nhằm duy trì các hoạt động khởi nghiệp giúp các em đam mê hơn với ngành nghề, rèn luyện

nâng cao kỹ năng học đi đôi với hành, Khoa Dược quyết định thành lập quỹ khởi nghiệp từ lợi

nhuận của quá trình kinh doanh cốm nghệ curcumin. Từ 09/2017, dự án đã được Khoa chính thức

bàn giao lại cho sinh viên khối C15U tiếp tục triển khai sản xuất và kinh doanh cốm nghệ curcumin

Nhằm khẳng định bước tiến và vị thế của nhà trường trong đào tạo giáo dục tại tỉnh Bình

Dương, dự án không chỉ dừng lại trên lý thuyết mà đã được đẩy mạnh đầu tư đi vào sản xuất mang

sản phẩm cốm nghệ curcumin thương hiệu BETU đến với mọi người. Đây chính là điểm nổi bật mà

hiện nay rất ít trường Đại học thực hiện được.

Trưởng Khoa Dược - DS. CKI Trương Thị Ngọc Sương là người tâm huyết và cận kề bên cạnh

các em sinh viên, khuyến khích sinh viên không ngừng nghiên cứu “bởi khởi nghiệp sáng tạo không

thể thiếu nghiên cứu, phải biết nhu cầu thị trường và trong quá trình nghiên cứu thì sẽ tiếp xúc được

các doanh nghiệp thành đạt” giúp các em tiếp tục nuôi dưỡng hoàn thiện ước mơ khởi nghiệp của bản

thân, quyết tâm không để “chết” dự án. Kế hoạch đưa dự án vào sản xuất, Khoa chia làm 2 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1: Khoa Dược sản xuất và kinh doanh từ ngày 31/10/2016 đến ngày 04/03/2017
Toàn bộ quy trình đều được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu – sản xuất – tiêu thụ

sản phẩm dưới sự điều hành và giám sát của trưởng khoa.

Dưới sự đào tạo nghiêm ngặt, các em sinh viên đã được rèn luyện mài dũa tay nghề hoàn chỉnh.

Khoa Dược đã tạo bàn đạp đưa đề tài lên một tầm cao mới khi chuyển giao công nghệ của đề tài

nghiên cứu khoa học vào quá trình giảng dạy của Khoa. Từ đó, không chỉ mở đường cho nhóm sinh

viên khởi nghiệp mang đề tài ứng dụng vào thực tế mà còn tạo cơ hội cho tất cả sinh viên Dược

BETU được nghiên cứu khoa học nhằm thắp sáng tinh thần ham học hỏi, bùng cháy ý tưởng và

phát huy sức trẻ.

2.2. Giai đoạn 2: Sinh viên nhóm khởi nghiệp thực hiện:
2.2.1. Nhóm sinh viên C15U: Từ tháng 3 năm 2017, dự án “Sản xuất và kinh doanh cốm nghệ

Curcumin” đã được tiến hành bàn giao cho nhóm sinh viên khối C15U tiếp tục thực hiện giai đoạn

sản xuất và kinh doanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.