làm sao!
Ống thụt trái sưng thì tiếng kêu thanh hơn, và mỗi lần thụt trúng ai là thôi,
đau chết người.
Nhưng nó khoái nhất là ống thụt liên thanh. Ống thụt liên thanh đốt tre phải
dài hơn ống thụt chiếc. Ở gần cán nó khoét một cái lổ, rồi lấy một đốt tre
khác lớn hơn gắn vào lỗ khoét làm băng đạn. Trên băng đạn nó cột một
chiếc đủa con bằng giây thun, để giây thun rút chiếc đủa đẩy từng trái bời
lời xuống. Nó làm cho em nó một cái giống như cái của nó. Nó nhét vào
năm, sáu chục trái bời lời trong băng đạn.
“Anh nạp bời lời chi nhiều vậy?”
“Anh đi kiếm Anmota và Chị Hai Ba Lê anh bén!”
Rồi nó dẫn em nó đi thụt điếc lỗ tai làng xóm!
Ra giêng, Tết nhứt qua rồi, hương vị của bánh chưng, bánh tét, những buổi
tiệc tùng, bánh trái, và những buổi cờ bạc mua vui cũng phai dần theo ngày
tháng. Nhưng người ta nói: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên cái hương
vị của ba ngày Tết hình như vẫn còn lưu luyến, giống như cái buổi ban đầu.
Nó theo Cha lên Gành Vườn lừa trâu về. Lúc nầy lối đi nhẳn hơn, đoàn
người trong làng cũng bắt đầu từ dốc Mồng Công mà lên. Khi đến Gành
Vườn, trâu ăn khắp nơi. Ðến trưa thì những người chủ trâu đều có mặt, họ
chia nhau ai nấy đi tìm trâu của mình. Bầy trâu thấy chủ đến nó cũng
mừng. Sau một hồi đi tìm kiếm, la hò, những con trâu được gom lại và chia
ra thành từng bầy. May mắn là năm nay không con nào bị cọp chụp, nhưng
nghe đâu bầy trâu Nghĩa Phú có một con thất lạc, nó đã theo trâu rừng.
Làng nào lừa trâu về làng nấy.
Trong chốc lát Gành Vườn bây giờ trở thành hoang vắng, cái hoang vắng
của rừng núi.
Rồi những ngày kế tiếp cánh đồng trở nên nhộn nhịp, những người nông
dân vác cày đi trên bờ đê, lòng hớn hở: “Trâu ơi, ta bảo trâu nầy, trâu ra
ngoài ruộng trâu cày với ta …”
Trời sau Tết càng ngày càng nóng, cái nóng chói chang làm nức nẽ ruộng
đồng, nắng như nắng tháng Ba. Những luống đất cày giờ cứng như đá.
Cánh đồng vào tháng Ba như một bãi sa mạc, không một ngọn cỏ, và từ