trưng, tôi nghe nước mía nó chạy ừng ực trong ống quản. Tôi liền ngồi
xuống xước một lèo hai cây. Ðể bả mía nằm chình ình đó không được, tôi
liền thủ tiêu nó trong bụi cây.
Một hồi chị Chín trở lại:
- Ê, gà anh tao còn nguyên sao mầy nói bị mèo ăn hồi nào, báo tao chạy
gần chết. Chỉ nhìn lên mặt tôi:
- A! mầy qúa sức rồi, dám gạt chị mầy để ăn mía hả.
Chỉ liền rút cây mía ra, để cho tui thêm một cây! Tui nghĩ sao bà nầy tinh
mắt thiệt, một bó mía mới nhìn vào mà biết mất hai cây liền? Tôi sờ tay lên
miệng mới biết phấn mía dính đầy hai bên mép. Tôi lật đật treo giò lên cổ
chạy cho khỏi bị ăn khúc mía thứ ba; Ðùng một cái tôi đụng vào thằng Bi,
ối thôi cái rỗ nó rớt xuống đất cái bẹt, nào là cá rô, cá giếc, cá tràu, vân vân
và vân vân, nó bò, nó lươn đầy đường.
Tôi mới vừa lui ngui ngồi dậy thì:
- Ð.M, mầy không có mắt hạ mậy.
Không thèm trả lời, cho nó ngồi nó lựơm, tôi cong đuôi chạy luôn.
Mấy hôm sau tôi tự hỏi, sao thằng Bi nó có nhiều cá quá vậy? Thì ra nó là
con ông Tòng, mà ông Tòng sống bằng nghề đánh cá, bắt cá trên đồng Sa
Băng.
Thuở đó, đồng Sa Băng rộng và nước sâu lắm. Khắp cả đồng chỉ có nước,
rong rêu, lùng lác. Những mùa mưa, lụt lội, nước từ trên núi chảy vào và
đọng lại trong cánh đồng nầy. Cho nên đồng Sa Băng quanh năm như một
cái hồ lớn, không bao giờ cạn nước.
Những ngày lụt lội, lúa ngập hư thối, cha me tôi rầu gần chết, nhưng tôi
thích lắm. Nước lụt dâng vào đến làng, tôi chặt chuối đóng thành bè chèo ra
đồng Sa Băng gài chim nắc nước. Nước ngập đầy đồng, chỉ còn thấy những
đống rạ nổi lều bều, chim nắc nước bay về đậu kiếm ăn, tôi và anh Chín bắt
mấy con dế qụa, móc vào lưởi câu, cắm trên đống rạ. Khi chim nắc nước
bay về đậu, tôi đợi một hồi, xong đập vào nước, hô to đuổi nó bay, nó bay
lên thì lưỡi đã dính câu rồi! Thế là tôi đến gỡ chim, rồi chèo bè đến đống rạ
khác đập nước, hô to, bắt chim. Vui lắm.
Rồi vào mùa khô thì đồng Sa Băng có lùng lác cao lớn, xanh um, là cái ổ