TÂY NINH XƯA - Trang 137

2. Phó hội trưởng : hòa thượng Thích Huệ Phương (trụ trì chùa Phước

Lâm)

3. Tổng thư ký : giáo thọ Thích Huệ Viên

4. Tổng thủ quỹ : Yết Ma (chùa Hồng Phước)

5. Kiểm soát tài chánh : Từ Văn Huề (cư sĩ)

6. Cố vấn : hòa thượng chùa Hạnh Lâm, hòa thượng chùa Hiệp Long,

hòa thượng chùa Thiền Lâm, hòa thượng chùa Cẩm Phong, hòa thượng
Giác Điền, và hai cư sĩ ông Nguyễn Văn Lực và ông Hồng Châu.

Từ ngày đảm trách chức vụ trong ban quản trị mới của núi Điện Bà,

chư sư tích cực hoạt động để cửa thiền được thêm rạng rỡ, để làm sáng
danh thầy tổ, để bảo tồn di tích tỉnh nhà.

Cùng với thời gian, ngôi Phước Lâm cổ tự vẫn trơ gan cùng tuế

nguyệt, đêm đêm tiếng mõ chuông kinh kệ đều đều, khói hương không dứt,
đồng bào phật tử xa gần cũng thường tới lui chiêm ngưỡng Phật, Thánh,
Tiên như thuở nào.

THIỀN LÂM CỔ TỰ

Nói về Phật giáo cổ truyền tại Tây Ninh, chúng tôi không thể quên

được ngôi Thiền Lâm cổ tự có mặt ở đây trước hết. Rồi kế đến chùa Phước
Lâm, Cổ Lâm, Long Sơn, Hạnh Lâm, chùa Quan Huế, Cao Sơn, Giác Ngạn
v.v… Những ngôi chùa từ 100 năm trở đi, đều là phái Cổ Lục hòa tăng.

Ngôi Thiền Lâm cổ tọa lạc tại Xóm Chùa, ngày xưa vốn nép mình

trong cảnh cô tịch, mà nay thì nhà cửa đều cất bên cạnh chùa san sát khá
đông.

Ngôi chùa này, xưa do vị Yết Ma Lượng sáng lập trước các cảnh chùa

ở Tây Ninh. Từ ấy đến nay, đã ngót 100 năm qua, ngài là vị tu hành gìn giữ
giới luật nghiêm cẩn, được bổn đạo sùng kính xưng tặng là bậc cao tăng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.