trỗ sơn son thếp vàng lộng lẫy. Nghi thức thờ phượng rất trang trọng.
Chánh điện thờ thành hoàng bổn cảnh, có sắc phong dưới trều Bảo Đại. Hai
bên trần thiết những hàng lổ bộ, trông thật oai vệ. Cách trang trí vừa nhã
vừa nghiêm hiệp với phong quang vừa trầm lặng vừa hùng tráng, làm nổi
bật nét độc đáo, để vượt hơn nhiều ngôi đình cổ kính khác trên lãnh thổ
nước nhà.
Sắc thần được trân trọng cất giữ tại công sở Thái Hiệp Thạnh. Đến
giai tiết đáo lệ kỳ yên, sắc thần được long trọng cung thỉnh về đình cúng tế,
rồi thỉnh trở lại chỗ cũ để bảo tồn cực kỳ thành kính.
Hằng năm, ngày thỉnh sắc thần và cúng tế tại đình là ngày 16 tháng 11
âm lịch. Rồi mỗi ba năm có một lần tổ chức hát chầu.
Theo các bô lão kể lại, sở dĩ dâng lễ cúng trong khoảng tháng 11 âm
lịch, vì tháng này nhà nông ruộng gặt hái xong cả, nên đem hoa màu gồm
gạo, nếp xôi làm bánh dâng cúng linh thần trước tỏ lòng biết ơn che chở hộ
trì cho phong đăng hoà cốc, rồi sau mới đem bán và lưu lại một ít chi dụng
trong gia đình. Hầu hết dân chúng đều tỏ ra rất tôn sùng vị thành hoàng bổn
cảnh. Vì thế, các bậc tiền hiền ở xã này mới chọn ngày trung tuần trong
tháng 11 âm lịch hàng năm là dụng ý tạ ơn linh thần bảo vệ mùa màng.
Những lúc trong đình tổ chức kỳ yên, dân làng tham gia đông đảo,
những người sinh quán ở đây đi làm ăn tha phương ngày ấy cũng trở về với
tất cả lòng thành vì thế mà lệ cúng nào cũng có mặt tất cả.
ĐÌNH HIỆP NINH
Chúng tôi đã nói đến đình Thái Bình, tự nhiên không khỏi nghĩ ngay
đến ngôi đình Hiệp Ninh cũng là một ngôi đình đáng kể. Đấy cũng là một
ngôi đình cổ kính mang màu sắc Á Đông, có tiếng nhất nhì trong tỉnh Tây
Ninh.
Đình nằm bên trong quốc lộ 22, phía ngoài là trường Trung học Tây
Ninh. Trước đường vô đình, bên ngoài có xây một cửa ngõ khang trang