hương án chạm trổ sơn son thếp vàng hực hỡ. Đấy là bàn thờ tôn thần. Hai
bên vách thờ tả ban và hữu ban trông rất uy nghi cổ kính.
Ngôi đình chiếm riêng một vùng thanh u tịch mịch, day mặt ra một
cánh đồng xanh ngắt. Cảnh trí rất nên thơ huyền ảo, là nơi ngự trị của vị
thành hoàng bổn cảnh làng Gia Lộc.
Ngôi đình đã có trên thế kỷ nay. Từ trước đến giờ được sửa sang lại
nhiều lần, nay càng thêm khởi sắc.
a) Huyền thoại đình thần bị đốt
Năm 1948, ngôi đình bị một số người địa phương định đến thiêu huỷ.
Nhưng đốt hoài không cháy. Chúng tức giận đổ xăng châm bổi thêm, cố đốt
cho cháy rụi. Nào hay lửa phừng lên cao thì tự nhiên có luồng gió lạ đâu
thổi tạt ra ngoài, nên đình thoát cảnh lửa thiêu.
Và còn biết bao chuyện huyền thoại xảy ra nơi đình nữa. Chẳng hạn
như cây cối chung quanh đình, nếu có kẻ nào ngang nhiên đến đốn, lập tức
bị cảnh cáo ngay, bằng cách khiến cho họ kẹt cứng lưỡi cưa, lưỡi búa,
không thể nào cốt ngả cây cho được. Do đó họ phải vỡ mật kinh hồn, vội
đem nhang đèn cúng vái tạ lỗi, mới được ra về an toàn. Từ đó về sau,
không một ai còn dám nghinh ngang xâm phạm của đình.
b) Vị thành hoàng phò hộ ban hộ hương đình
Mỗi năm vào ngày 14, rằm 16 tháng 3 âm lịch, tại xã có tổ chức lễ kỳ
yên, hát cúng 3 thứ. Thứ nào cũng được đầy đủ và có phần dư dả, mặc dù
đời sống dân chúng bị nghèo nàn, tiền bạc kém hơn trong lúc bình thường.
Dân chúng trong làng càng tin tưởng nơi sự oai linh của vị thành
hoàng đình Gia Lộc như một thần tượng.
c) Truyền thuyết thần phạt anh thợ mộc