THIÊN CHÚA GIÁO NGÀY XƯA VỚI HỌ ĐẠO THA LA TRƯỚC
TIÊN
Cây có cội, nước có nguồn bủa khắp rạch sông, nói đến Thiên chúa
giáo ở Tây Ninh, trước hết phải nhắc tới họ đạo Tha La trước tiên, rồi mới
tới Tây Ninh, xuyên qua những tài liệu tham khảo và sự kiện diễn tiến như
sau :
Theo sử chép dưới triều vua Minh Mạng 1820-1840, ở miền Nam, đất
Gia Định Lê Văn Khôi nổi lên chống triều đình Huế, vì vua Minh Mạng đã
cho quật mồ dưỡng phụ ông là quan tả quân Lê Văn Duyệt. Triều đình nghi
ngờ người công giáo liên kết với nhóm Lê Văn Khôi, nên ra lệnh áp dụng
sắc chỉ cấm đạo gắt gao hơn trước và tàn sát giáo dân, đốt phá nhà cửa, tu
viện…
Người giữ đạo Thiên chúa thời bấy giờ phải lẩn tránh quan quân của
triều đình. Nên ông Côximô Nguyễn Văn Trí là người đạo, đã từ Huế trốn
vào Nam trải qua nhiều cam go, ông đi lần đến Tha La và dừng chân nơi
đây. Lúc bấy giờ Tha La hãy còn là nơi hoang vắng, sinh lầy, nhà thưa
người ít, nhưng Côximô Nguyễn Văn Trí đã quy tụ được một nhóm người
gồm có : ông Ngươn (Bàu Nâu), ông Hiệp (Rạch Thiên), ông huyện Viên,
ông Tròn, ông Trỉa, ông Rẩy, ông Ruộng, ông phó Dầu, ông Hương Quả
(Lộc Giang), ông tổng Phương, ông tổng Long, ở Bãi Sau, trong số này có
người sốt sắng, kẻ thì nguội lạnh. Ông phó Dầu và ông Hương Quả người
bên Lương nên có liện hệ với gia đình ông huyện Viên.
a) Tổ chức cuộc sống
Ông Côximô Trí đã chia ra thành từng nhóm, mỗi nhóm vài ba gia
đình ở cách xa nhau. Ra công khai phá đất hoang để trồng tỉa sinh sống và
cố che mắt quan quân ở địa phương, và cũng đồng thời tổ chức những buổi
đọc kinh chung, địa điểm luôn luôn được thay đổi, khi thì tụ họp nhau ở Lò
Mo
, khi ở Trường Đà.