1. LỊCH SỬ TÂY NINH
Lịch sử Tây Ninh có thể tóm tắt như sau :
Ngày nay, Tây Ninh cũng như bao tỉnh khác ở miền Nam, đều khởi
sắc. Nhưng từ thuở xa xưa, nơi đây hoang vu, rừng rậm, biết bao xương
máu của tiền nhân đã đổ ra để bồi đắp non sông. Quá trình tiến triển của
vùng Tây Ninh có thể tóm lược như sau :
Tây Ninh ngày xưa là một vùng đất mà dân cư đa số là người Miên,
nên có danh hiệu là Romdum Ray (Chuồng Voi, Pare aux élephants). Rừng
rậm chiếm hầu hết đất đai ở đây. Cuộc sống của dân chúng đầy dẫy những
khó khăn khổ nhọc.
Vào thế kỷ thứ XVII, các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận bị
mất mùa thất bát, đời sống dân chúng thiếu thốn, vất vả, lầm than. Họ bèn
di cư vào Nam, đến cửa Cần Giờ giao thương với dân Chân Lạp khai hoang
lập thành Phiên Trấn Dinh là tỉnh Gia Định.
Từ Phiên Trấn Dinh, người Việt càng ngày càng đông, bèn lần lên
hướng Bắc khai thác đất đai từ Trảng Bàng lên Gò Dầu Hạ lên đến chân núi
Bà Đen, lúc đầu còn ở chung với người Miên, nhưng người Việt di cư đến
đâu thì người Miên rút lui đi nơi khác.
Năm Mậu Tuất 1778, chúa Nguyễn Phúc Ánh tự Nguyễn Ánh khởi
quân đánh Tây Sơn, qua năm Canh Tý 1780, lấy thành Phiên Trấn Dinh tức
là tỉnh Gia Định nhưng ít lâu sau bị Tây Sơn đánh bại.
Nguyễn Ánh và các quan hộ giá cùng nhau đi khắp các ngả đường đất
nước ở miền Nam, đồng bằng, rừng núi xa xôi, hẻo lánh đều có dấu chân
ông bước đến để lẩn tránh Tây Sơn và tìm kiếm người giúp đỡ. Khi thất thủ
Phiên Trấn Dinh, ông và đám quần thần chạy lên vùng Trảng Bàng, Gò
Dầu Hạ, lướt bụi băng rừng để tìm đường sinh lộ đến Tây Ninh.