Lúc Nguyễn Ánh đến Tây Ninh hội họp quần thần nơi một cánh rừng
hoang vắng để bàn mưu định kế khắc phục lại thành Phiên Trấn Dinh, khu
rừng này được dân gian kêu là sân « Chầu » đến nay đồng bào địa phương
thường nhắc đến.
Qua năm Giáp Thìn 1784, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện. Ở đây
bốn năm thao dượt binh mã đến đầu mùa Thu năm Đinh Mùi 1787 về nước
khắc phục thành Phiên Trấn Dinh cải tên là tỉnh.
Năm Kỷ Dậu 1789 do có viện binh Pháp sang giúp, đầu năm 1802,
Nguyễn Ánh dẹp xong Tây Sơn lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, quốc hiệu là
Đại Nam Quốc.
Nhớ lại lúc phong trần rày đây mai đó, khi đến Tây Ninh được một vị
nữ thần báo mộng chỉ bảo, vua Gia Long mới ban cho vị nữ thần trên núi
Điện Bà một sắc chỉ, chức tước để tạ ơn người khuất mặt (Đoạn này chúng
tôi sẽ nói ở phần huyền sử chi tiết hơn).
Tây Ninh là một phủ của tỉnh Gia Định, phía nam đặt dưới quyền cai
trị của một tri huyện trấn nhậm tại địa điểm làng Cẩm Giang và một tri
huyện khác cai trị tại vùng tỉnh lỵ Tây Ninh.
Sau ngày vua Gia Long thống nhất sơn hà, lập triều đại nhà Nguyễn,
Cao Miên thần phục Việt Nam, hàng năm vâng chịu cống sứ. Các sứ thần
Miên mỗi năm mang lễ vật qua cống hiến Nam triều, muốn qua Huế phải
qua địa phận Tây Ninh, và đường quan cũ về sau được sửa sang biến đổi
thành đường tỉnh lộ số 13, và con lộ Xóm Vinh. (Vì lẽ sứ thần Miên đi
cống, nên đoạn đường này hãy còn được gọi là đường cống sứ).
Đến triều vua Thiệu Trị, Tự Đức, người Miên từng nhiều phen xua
quân tấn công Tây Ninh nhưng không sao chiếm được lãnh thổ do người
Việt đã dày công khai thác. Những trận đánh nhau dữ dội nhất, vẫn là
những trận xảy ra trên chiến trường Trà Vông.
Khoảng năm 1846, quân Miên xua quân sang đánh. Tri phủ Huỳnh
Công Giản đại diện Nam triều trấn nhậm Tây Ninh cầm quân ra ngăn giặc.
Vì giặc quá đông, quân ở phủ quá ít, Nam quân thất thủ. Quan tri phủ cùng