Ký kết hòa ước năm Nhâm Tuất ngày 5-6 1862, sứ thần Việt Nam là
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông :
Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.
Ngày 4-7-1863, sứ bộ Việt Nam xuống tàu l’Européen sang Pháp xin
chuộc ba tỉnh ấy ; ngày 5-11-1853 sứ bộ được sang Pháp Hoàng Napoléon
III tiếp rước trọng thể, hứa rằng sẽ trả lời cho triều đình Huế sau khi đình
nghị về việc đó.
Sau, Pháp không ưng thuận cho chuộc ba tỉnh miền Đông, nên hải
quân trung tướng De La Grandière :
- 20-6-1867, đoạt thành Vĩnh Long.
- 22-6 chiếm An Giang
- 24-6 chiếm Hà Tiên
PHÁP CHIẾM NAM KỲ QUAN QUÂN NAM TRIỀU KHÁNG PHÁP
Sau khi quân đội Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông : Gia Định, Biên
Hòa, Định Tường, các quan Nam triều kháng cự mãnh liệt, làng xã thì bỏ
chạy hết, sổ lạc bộ mất. Sĩ phu trong nước đứng lên hiệp sức với các quan
đầu tỉnh ra ngoài lập căn cứ chống Pháp.
Khi Pháp đến có đem theo một số nhà dòng và một số giáo sĩ ở họ đạo
các địa phương biết tiếng latinh để làm thông ngôn. Riêng về họ đạo Tha
La ở Trảng Bàng cũng như các chỗ khác, nhân cơ hội này được tự do hoạt
động mạnh, nhóm họp khỏi sợ quan Nam triều cấm đoán như trước. Đạo
Thiên Chúa bắt đầu bành trướng sâu rộng khắp nơi trên lãnh thổ.
Khi quân Pháp tiến lên đánh Tây Ninh, quân ta binh ít, vũ khí thô sơ,
liều tử chiến, vẫn không giữ được thành trước hỏa lực tấn công ồ ạt của
địch. Tuy nhiên, sức yếu mà tinh thần không yếu, người cầm đầu phủ Tây
Ninh là vị tham tán quân vũ tên là Tường, quyết kháng chiến tới cùng.
Trước thế mạnh quân giặc, quan tri phủ phải rút quân về đóng trong
xóm An Cơ thuộc làng Hảo Đước, hiệu triệu nhân dân đoàn kết chống xâm