TÂY NINH XƯA - Trang 20

lăng, chiêu mộ dân quân tiếp tục kháng chiến. Với tinh thần bất khuất,
kháng chiến quân đã đột kích mấy phen, gây tổn thất cho quân Pháp không
ít.

Cuối cùng quân Pháp phải dùng đến đại binh từ Sài Gòn kéo lên đàn

áp, tàn sát. Trong một trận thư hùng nghiêng ngửa, tham tán quân vụ tử
trận. Nghĩa quân như rắn không đầu phải tản mác chờ cơ hội khác. Sự
kháng chiến chống Pháp ở đây tạm chấm dứt vì chủ tướng tử trận. Từ đó
miền Tây Ninh thuộc Pháp. Song nghĩa quân Việt thỉnh thoảng cùng người
Miên và Chàm hiệp lực kéo về đánh phá đồn quân Pháp. Khi quân Pháp
chiếm Tây Ninh thành lập các cơ quan chính trị và quân sự để thay thế triều
Nam, các quận, tổng, làng đều sửa đổi dựng lên như sau :

TÂY NINH DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (GỒM CÁC LÀNG, QUẬN,
TỔNG)

Nằm trong tỉnh Gia Định gồm : Tân An, Chợ Lớn, Tây Ninh, Gò

Công và Tân Bình. Tây Ninh lúc bấy giờ sát nhập về Sài Gòn, hai đoàn
quân sự thành lập tại Tây Ninh và Trảng Bàng để thay thế hai tri huyện của
Nam triều. Đến năm 1868, hai đoàn quân sự nói trên bị bãi bỏ, thay thế
bằng hai ty hành chánh : một đặt tại Tây Ninh và một đặt tại Trảng Bàng.

Rồi do quyết định ngày 5-6-1871 của đoàn quân Pháp, tỉnh Tây Ninh

được thành lập theo ranh giới ; đồng thời quyết định này bãi bỏ ty hành
chánh Trảng Bàng mà lãnh thổ được phân chia giữa Tây Ninh và Tân An.

Vào năm 1890, một phần đất quan trọng dọc theo rạch Ngã Bát bị cắt

nhượng cho Cao Miên. Thời bấy giờ, tỉnh Tây Ninh gồm có các thị trấn và
hai quận sau đây :

THỊ TRẤN :

1. Tây Ninh : Trảng Bàng đất rộng mọc toàn cây bàng lác, loại bàng

dùng để đương đệm, bao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.