Ngày mùng 7 tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942), quân đội Pháp xung
công trường học, kho sách.
Ngày 20 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, quân đội Pháp và chủ quận xung
công tất cả văn phòng và chiếm đóng bao trùm châu vi tòa thánh.
Trong khi khủng bố tín đồ đại đạo tại tòa thánh thì chúng đưa đày đức
hộ pháp sang hải đảo Madagascar, dưới chiếc tàu Compiège vào ngày 27-7-
1941 cùng 5 vị chức sắc Thiên phong khác.
Sau khi đức hộ pháp bị lưu đày nơi hải đảo, tòa thánh bị phong tỏa, tất
cả đạo hữu bị bắt buộc phải trở về lục tỉnh, hội thánh phải phân tán ra để
tránh những sự bắt bớ hoặc khủng bố.
Vào đêm 9.3.1945, số tín đồ đạo Cao Đài, dưới danh nghĩa « đoàn nội
ứng nghĩa binh » được sự hỗ trợ của quân đội thiên hoàng đảo chánh thực
dân Pháp.
HỘ PHÁP ĐƯỢC TRẢ TỰ DO
Hộ pháp được đưa về Việt Nam ngày mùng 1 tháng 10 năm 1946. Sau
thời gian đã phải biệt xứ xa bổn đạo trong khoảng thời gian 5 năm, 2 tháng,
3 ngày.
Vào năm 1949, hộ pháp giải tán quân đội Cao Đài ra khỏi nội ô thánh
địa.
Ngôi đền thánh được kiến trúc do sự gián tiếp chỉ dẫn tỉ mỉ về kiểu
mẫu cũng như về xây dựng của đức Lý Giáo tông, qua hộ pháp.
Nền móng được bắt đầu vào năm 1933 đến năm 1936 mới khởi công
xây lên và cất xong vào năm 1941, hộ pháp bị lưu đày, quân đội Pháp xung
công dùng làm chỗ nghỉ quân, họ phá phách hư hao rất nhiều. Đến khi về
nước 1946, hộ pháp mới cho sửa chữa lại và trang hoàng thêm mãi đến năm
1954 mới hoàn thành và được khánh thành vào thượng tuần tháng giêng
năm Ất Mùi (1955).