TÂY NINH XƯA - Trang 208

đường Huỳnh Ngọc Tiệm thế nào ông ta cũng tranh mua với ông Hoành để
nắm độc quyền món lợi quan trọng này.

Dọc theo quốc lộ, cách trạm kiểm soát lối 200 thước có hai dãy nhà

của đồng bào mới cất tạo thành một xóm ấp trù phú. Xưa kia nơi này còn là
đồng ruộng hoang vu. Đấy là nhà của thân chủ chợ Trời. Ban ngày họ vào
bán, chiều về.

g) Thể thức vào chợ trước 1945

Không phải đồng bào toàn quốc người nào cũng vào chợ Trời Gò Dầu

Hạ dễ dàng như đi chợ… Gò Dầu Hạ. Tại đầu dốc sang sông Vàm Cỏ
Đông, có tấm bảng ghi dòng chữ cấm người ngoài tỉnh Tây Ninh không
được đến vùng biên giới. Như vậy có nghĩa là chợ Trời biên giới này chỉ để
dành riêng cho đồng bào tỉnh Tây Ninh mà thôi.

Đồng bào các nơi đến chiếc cầu cao và dài sẽ có đủ 1001 phương kế

để tiến sát đất Miên và tha hồ mua sắm hàng hóa bị cấm ở thị trường.

Trước khi xe lam ba bánh ra đời, đồng bào đi từ chợ Gò Dầu Hạ đến

biên giới bằng xe máy dầu lôi, mỗi xe chở từ 10 đến 15 người. Dần dà xe
lam lấn áp loại xe cũ. Hành khách thích đi hơn vì ngồi thoải mái, không sợ
té, chở đồ đạc trên mui dễ dàng và giá cũng bằng nhau : 10 cây số 5 đồng.
Số xe trên khoảng đường ngắn ngủi này nhiều không thể nói ; 110 chiếc,
vừa lam, vừa mô tô lôi. Mỗi ngày anh em tài xế thức sớm ra bến ghi « tài »
nghĩa là sắp số thứ tự, ai đến trước, đi trước không có sự giành giựt lôi thôi.
Ngoài ra có gần 30 xe lam « không tài » nghĩa là chạy tự do, ai thuê cả
cuốc thì đi. Riêng ở chợ Gò Dầu Thượng, cách đấy 2 cây số có 50 xe lam
cũng chuyên môn đi chợ Trời mà đi từ 3, 4 giờ sáng. Vì quá đông nên suốt
ngày mỗi xe chỉ đi được chuyến đi chuyến về, họa hoằn lắm mới được hai
chuyến. Lúc nào chợ Trời không bị cấm thì mỗi xe « mần » được 3 cuốc.
Xe nào cũng cố gắng triệt để chuyến mình được đi bằng cách chở khách lên
tận trên mui.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.