d) Chợ Trời dời địa điểm
Đầu năm 1960, chợ Trời lại dời ngay lên lằn ranh, phân nửa bên này,
phân nửa bên kia và lui vào thật xa, cánh trạm kiểm soát gần 2.000 thước.
Chợ họp dưới dòm cây thốt nốt nên có tên là chợ Thốt Nốt. Đồng bào ta gọi
như thế để phân biệt với chợ ngoài lề đường gọi là chợ Cũ.
Chợ họp được hai năm liền, đến năm 1962, vấn đề an ninh không thể
nào đảm bảo được vì quân lực ta khó thể di chuyển từ trạm đến chợ cách xa
lối 2.000 thước và sát đất Miên.
Nhận thấy điều bất lợi này, quận trưởng chế độ Sài Gòn Gò Dầu Hạ
kêu gọi các thân chủ chợ Trời nên dời gần trạm kiểm soát, nhưng một
nhóm người trục lợi lại hô hào người Miên và người Việt kiều cứ họp ở chỗ
cũ để câu đồng bào ta. Hai bên giằng co một thời gian, ông quận trưởng
bèn dùng một mưu chước rất hay : huy động tất cả người buôn bán nhất tề
dời quán lều về gần trạm kiểm soát của ta, cách quốc lộ lối 500 thước. Dưới
sự yểm trợ của quan đội, đồng bào bất chấp lời kêu gọi, níu kéo của đám
người bên kia, bình yên dời chợ về địa điểm mới. Vừa hừng sáng, nhân
viên ta vào chợ giữ an ninh cho đồng bào buôn bán. Đám người Miên và
Việt Kiều cũng phải đem hàng hóa đến chợ tiêu thụ. Chợ Thốt Nốt không
còn lý do tổn tại nữa.
e) Hình dáng chợ Trời
Dời về địa điểm mới, các thân chủ chợ Trời vẫn giữ lều, quán và sạp
riêng biệt từng cái che, cất gần nhau không có trật tự và vệ sinh gì cả. Mạnh
ai nấy lo phận mình, sao cho xong qua mấy giờ đổi chác thì thôi.
Vào tháng 4 năm 1963, chợ Trời bị dẹp hết vì vấn đề vệ sinh. Hàng
quán của ai nấy dỡ đem về nhà hay bán mắc bán rẻ cho người khác. Mảnh
ruộng thoắt chốc đã trống trơn như cũ. Nhưng bạn hàng không thể nhất đán
bỏ nghề được, họp nhau trên bờ ruộng.