Vùng đất Tây Ninh, về đền đài cổ, hiện nay chỉ còn vài di tích và một
tháp Miên bằng gạch tại xã Bình Thạnh, cách Gò Dầu Hạ độ 10km. Tháp
này dân Miên gọi là Prey Prasath Onkong, và ta gọi là Ông Công.
1. Tại xã Tân Long (quận Phú Khương) trên một gò đất, còn di tích
một lâu đài bằng gạch.
2. Tại Long Khánh và Long Thuận, còn vết tích bốn cái tháp.
3. Tại Hiệp Ninh còn nền móng một cái tháp.
- Ở Phước Hội cũng có nhiều di tích.
- Ở xã Phước Thành còn vết tích một thành phố Miên.
4. Tại Cẩm Giang còn tàn tích một tòa nhà của tri huyện Quan Hóa.
Ngoài ra còn nhiều di tích do viện khảo cổ ghi chép như sau :
TÊN CỔ TÍCH : ĐỊA ĐIỂM
- Rùng : Khu vực có ba đền đài bằng gạch
- Hảo Đước : Tháp Chót Mạt (mộ của những viên trưởng Chàm)
- Thanh Điền : Di tích và nhiều vật điêu khắc
- Bùng Binh : Di tích một tháp gạch
- Phước Chí : Nhiều vật điêu khắc
- Phước Trạch : Nhiều vật điêu khắc trong chùa tại Xóm Chùa
- Tiên Thuận : Di tích hai đền đài, nhiều vật điêu khắc
- Phước Hưng : Đền thờ Prey Chek
- Đay Xoài : Đền thờ Prey Prasat và nhiều vật (thôn Leach Veng) điêu
khắc
SỰ TÍCH LINH SƠN THÁNH MẪU
Nói đến núi non ở Tây Ninh, ngàn người như một không ai là không
nghe tiếng núi Bà Đen, tục gọi núi Điện Bà tức Linh Sơn.