« Phủ Cũ » là cái phủ thời xưa của Nặc Ông Chân (Cao Miên) đóng tại
mé rạch Tây Ninh. Phủ này cách tỉnh lỵ Tây Ninh lối 3km đi theo đường
thủy.
Phủ rộng trên một mẫu. Chung quanh phủ có đắp bờ thành cao quay
mặt ra mé rạch.
Phủ này tuy lúc trước là của người Miên, nhưng về sau, đời chúa
Nguyễn Phúc Ánh, phủ này vẫn được trùng tu, để một quan đàng cựu của
ta trấn đóng.
Đến đời Pháp xâm chiếm nước ta, phủ cũ đã bị bãi bỏ. Quân Pháp đến
đây chở mấy cây súng thần công đại bác đem về tỉnh đường Tây Ninh,
chưng bày trước sân « tòa bố ».
Thời gian sau, chúng gỡ súng đem để ở Bảo tàng viện ở Sài Gòn, rồi ít
lâu chở về Pháp giữ làm kỷ niệm.
Mấy mươi năm trước đây, đồng bào địa phương ở gần Phủ Cũ, đào xới
đất, có gặp được mâm thau, nồi đồng, tô chén xưa, đó là những di tích của
người Miên và Việt chôn giấu trong thời chiến tranh xa xưa ấy.
Phủ Cũ nay chỉ còn trơ lại những thành đất cao tại xã Thanh Điền.
Đó là một di tích lịch sử trước đời vua Gia Long, còn lưu dấu lại tại
tỉnh Tây Ninh.
ĐỀN THỜ HUỲNH CÔNG THẮNG VÀ NGÔI MỘ CỦA NGÀI (TẠI
XÃ CẨM GIANG)
Từ xưa đến nay, những bậc công thần, anh hùng dân tộc thường được
nhân gian dựng bia, tạc tượng, lập nền miếu tôn thờ, lưu truyền hậu thế.
Kẻ gian ác, mãi quốc cầu vinh bán giống nòi cho ngoại chủng, đều bị
nhân dân lên án phỉ nhổ muôn đời.
Bằng cớ là đài kỷ niệm của Huỳnh Công Tấn tại chợ Gò Công, lúc
phong trào Thanh niên tiền phong nổi dậy vào năm 1945 đã bị đập phá và