Lễ giỗ của ngài tại miếu nhằm ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 3 âm
lịch. Chi phí về lễ cúng được công quỹ xuất phát. Thù lao của ông từ lo
việc nhang khói cũng do công quỹ đài thọ.
Cái miếu của ngài được ông Đặng Văn Đây là cháu xuất tiền phần lớn
ra cất lại hồi năm 1941.
Trong cuộc Nam tiến, từ Bình Định, ba anh em của ngài phiêu lưu vào
Nam.
1. Ông Cả dừng chân ở Bến Đồn (Bùng Binh).
2. Người thứ hai ở Dĩ An. Kiến họ Đặng tại đó có lập nhà thờ (do ông
Đặng Lễ Nghi, Đặng Thúc Liêng).
3. Người thứ ba xuống tận Sa Đéc. Họ Đặng ở đó cũng PHONG
THẦN.
Năm Bảo Đại lên ngôi, ngài được vua sắc phong « Bổn Cảnh Thần
Hoàng Gia Lộc thôn Bảo Đại nguyên niên ».
CỤ VÕ VĂN SÂM : MỘT THI NHÂN CÓ TINH THẦN CÁCH
MẠNG
Cụ Võ Văn Sâm, sanh năm Mậu Thìn 1868, dưới đời Tự Đức năm thứ
21, tại xã Thái Bình Châu Thành Tây Ninh trong một gia đình nho học, khá
giả, hiện nay còn lưu lại một ngôi nhà cổ kính, vách ván, lợp ngói âm
dương, đứng tán, mặc dù đã thay ngôi đổi chủ suốt một thế kỷ, vẫn còn
ngang nhiên đứng vững giữa trời, chóng chỏi với gió mưa thử thách (ngôi
nhà đã được ông Võ Văn Dung chụp ảnh ngày 2-1-1971).
Thân sinh cụ Võ Văn Sâm là cụ Võ Văn Còn một nhà nho giáo, mẹ là
bà Lương Thị Dung, nhưng cụ Võ Văn Sâm lại thọ giáo với cụ Nguyễn
Văn Bình, Hương Văn của xã Ninh Thạnh (Tây Ninh) để học Hán Văn, mãi
đến 20 tuổi, vì sự bắt buộc của nhà cầm quyền Pháp, thanh niên phải đi học
Pháp Văn với trọng tâm ngày sau làm việc cho chúng.
Cụ học Pháp văn với quí vị giáo viên :