mới bị thưa kiện. Vì thương dân mà ngài bị điêu đứng quá nhiều. Về sau,
ngài được quan trên phong chức xã nên người ta gọi là ông cả trong làng.
Mấy lần quân Miên nổi dậy, ngài chống trả mãnh liệt và dẹp tan, đem
an ninh về cho thôn ấp.
Có vụ cướp ở Bến Tranh (cũng gọi là ấp Sinh Tranh) làng Bình Tịnh
thưa ngài nơi tả thừa ty hành phong. Họ đổ tội cho ngài, chịu trách nhiệm
vì đó là phần đất của ngài cai quản.
Nhưng lúc xét ra thì thủ phạm cướp ở Bình Tịnh chớ không nhằm địa
phận của ngài.
Ngài đi hầu bằng ngựa. Ngài qua ấp « cây cao » ghé quán gần cầu «
Trưởng Chừa » để giải khát thì bị 3 người làng Bình Tịnh đầu độc ngài.
Tuy ngài bị say thuốc nhưng cũng ráng về tới chợ thì mất.
Sau có giặc Ngụy Khôi dấy lên, đến đốt miếu ngài, nhưng đốt không
cháy mặc dầu là miếu lợp bằng tranh.
Giặc cho voi đến đạp phá nhưng voi cũng thụt lùi nên miếu cũng vô
sự.
Nhân dân trong làng thường kiêng chữ Trước, thay vì nói « trước »
nhà thì nói « trác » nhà, nói « đi trác » thay vì nói « đi trước »…
Ngài hạ sanh được 3 người con, 2 gái và 1 trai là Đặng Văn Tông làm
tới chức chánh lãnh binh.
Khi ngài mất, phải đợi thầy địa lý coi huyệt mã ở bùng binh. Vì phải
phá rừng dọn đường nên cuộc chôn cất kéo dài cả tháng.
Lúc hạ quan, con ngựa của ngài quì xuống, chảy nước mắt rồi ngã ra
chết. Vì vậy hiện giờ tại miếu có thờ con ngựa.
Một tập tục đã có từ xưa là mỗi năm, đến ngày 11 rạng mặt 12 tháng
10 âm lịch, dân chúng trong vùng đi tảo mộ ngài rất đông.
Mộ của ngài nằm tại bùng binh giữa rừng u tịch, chung quanh có nổi
giồng đá và nơi nấm mộ cũng toàn là đá.