TÂY NINH XƯA - Trang 84

Cụ đệ đơn xin ân xá các tội phạm trong ngục tù, cũng như tội phạm

còn đang tại đào, được tự do xuất thú, để cụ hướng dẫn mưu sinh lập
nghiệp, và cùng lập bộ đinh cho mỗi làng, hàng năm sưu thuế đóng đầy đủ.
Từ đó cụ tập trung rất nhiều dân quân tự vệ, chia cho các nơi để bảo vệ
thôn ấp, hầu giữ an ninh trật tự cho đồng bào.

Lúc bấy giờ cụ đã lớn tuổi và sức khỏe giảm dần ngày càng suy yếu.

Mặc dầu vậy, cụ và các cộng sự viên lên ngã ba Trảng Châu, quy tụ

một số dân người Nam và người Thổ, khai mở từ Trảng Châu lên Lò Gò
lập làng tại đây, gọi là làng Long Phú Thôn, vùng này rất nhiều thổ sản như
: cây dầu chai, mây… và bọn Thổ thường hay phá khuấy dân ta.

Cụ tuổi đã cao và sức yếu nhưng cũng cố gắng chinh phục Thổ dân đủ

mọi cách, thế lần lần đem lại an ninh và trật tự, Thổ dân không còn khuấy
phá nữa.

Từ đây cụ đã quá già yếu, cụ hưởng thọ đặng 89 tuổi, quy thiên ngày

18 tháng 9 âm lịch, triều Tự Đức năm thứ 36 (1883). Thê thất của cụ là bà
Ngô Thị Cúc hưởng thọ 82 tuổi, sau năm năm tử bệnh ngày 9 tháng 5 âm
lịch, hiện nay song mồ của hai cụ tại Bến Kéo, ấp Long Yên xã Long
Thành.

Cụ hạ sinh đặng 11 người con : 3 trai, 8 gái : Ông Trần Văn Sum, Ông

Trần Văn Hợp, Ông Trần Văn Nhuần. Con gái : không nhớ tên.

Và những vị hậu hiền vẫn còn lại xã Long Thành hiện nay.

Ông Trần Văn Sum kế vị cha cầm đầu một đạo binh tự vệ, gia nhập

vào đạo binh Ông Lớn Trà Vông làm chức phó lãnh binh, chống Pháp, ông
bị tử trận, không con nối hậu.

SỬ TÍCH VỀ TINH THẦN CỦA CỤ

Tục truyền cụ Trần Văn Thiện, sau khi quy thiên, có đạp đồng về cho

dân biết, cụ đã hiển thần (triều vua Tự Đức tam thập lục niên tây lịch
1883). Dân chúng vùng Bến Kéo rất tin tưởng sự linh thiên của cụ, đồng đệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.