- Thái Đình thôn (nay gọi là làng Hiệp Ninh)
Và hai năm sau, cụ đệ đơn xin lập thêm ba làng nữa là :
- Long Thới thôn
- Thái Bình Thôn
- Thái Hiệp thôn
Trong thời gian 10 năm cụ cùng thuộc hạ đã khai thác ruộng rẫy và lập
thành thêm được 8 thôn nữa, qui tụ ngày càng đông. Vùng Tây Ninh từ đây
nghề nông rất phát triển.
Lúc bấy giờ giặc Pu Kầm Pô nổi lên (dân thổ Cao Miên) thường tràn
xuống vùng kế cận Tây Ninh để cướp phá dân ta, chúng dùng khí giới như :
Rựa, chà gạt, xà mâu, xà cắc, mác nhọn và cung ná… chém giết dân ta
cướp của rất nhiều.
Cụ thấy thế đệ đơn lên quan phủ Tây Ninh, xin mộ và thành lập một
đội binh dân quân Tự Vệ, võ khí cũng thô sơ như : gươm, giáo, lao, cung,
ná và một số ít súng bắn bằng dầu chai.
Phân tán từng đơn vị nhỏ cho các đầu mục biết võ giỏi để huấn luyện
cho tinh nhuệ cách hành binh giữ an cho dân chúng mỗi thôn (tịnh di nông,
động di binh).
Võ nghệ cụ rất giỏi, cụ chỉ huy cho đội dân quân Tự Vệ đánh bọn Thổ
thất bại mấy phen, nên bọn chúng (thổ dân) rất kiêng nể cụ, nghe tới danh
đội binh của cụ là chúng bỏ chạy ngay.
Dân chúng được an cư lạc nghiệp cũng nhờ tài ba thao lược và lãnh
đạo của cụ vừa văn vừa võ.
Quan tri huyện Tây Ninh rất mến tài đức của cụ nên công cử cụ làm
cai tổng thuộc tổng Hòa Ninh, ngày 8-10 âm lịch Tự Đức ngươn niên Mậu
Thân (1848).
Vì lòng mến nước thương dân vô hạn. Cụ tìm đủ mọi cách để châm
chế cứu vãn đồng bào, khi thấy dân chúng bị quan địa phương chuyên
quyền rúng ép, sưu cao thuế nặng (hữu tiền tắc sanh, vô tiền tắc tử).