Cụ và một số người cùng chí hướng đệ đơn lên ông Bạch Văn Lý, tri
huyện phủ Tây Ninh ngày 11 tháng 7 âm lịch, Thiệu Trị năm thứ tư (1814)
xin khai hoang để canh tác khu đất gắn tứ cận :
- Đông cận Quốc lộ 22.
- Tây cận sông Vàm Cỏ Đông
- Nam cận Rạch Rế
- Bắc cận rạch Cái Răng
Cụ và các thuộc hạ tận tâm khai thác ruộng rẫy, lấy Bến Kéo làm trung
tâm điểm, đắp đê cản nước cho dân canh tác.
Nhưng thời bấy giờ dân chúng ít có lưu tâm về nghề nông, phần nhiều
chuyên về cay củi, dầu chai, nên việc khai mở nông nghiệp có phần không
phát triển đặng.
Thế mà cụ không ngã lòng, cố thực hiện cho kỳ được vùng Bến Kéo,
rồi cụ đệ đơn xin khai khẩn khu rừng Thới Long Thôn, Đông Tây tứ cận
như sau :
- Đông cận ngã tư lộ đất Bàu Sen.
- Tây cận ngã ba đi Bàu Đưng.
- Nam cận ngã ba lộ đất (nay gọi là lộ kiểm).
- Bắc cận Bàu Cây Cám (có tiểu khe chảy vào Bàu Cà Na).
Trong đơn cụ trình rõ cho quan huyện phủ Tây Ninh biết đất hoang
rừng rậm chưa khai thác, dân chúng còn trú ẩn nơi rừng sâu nước độc,
không thống nhất ý chí khai thác ruộng nương, làm sao mở rộng bờ cõi
nông nghiệp.
Vì vậy cụ được sự chấp thuận của quan trên, cho qui dân lập lại sự làm
ăn, và đồng thời quan phủ Tây Ninh phái một đoàn thanh tra đi xem xét các
nơi cụ khai khẩn. Đoàn thanh tra thấy rõ sự tận tâm khai thác của cụ rất kết
quả.
Quan phủ cho lập hai làng :
- Long Đình thôn (nay gọi là làng Long Thành)