sưu cao thuế nặng nên không thể ngồi đó mà chứng kiến cảnh đau lòng đất
nước bị trị.
Lúc bấy giờ mới đi quy tụ bạn đồng chí có căn bản nho học trong
vùng, lập nhóm Thiên Địa Hội để hoạt động chống lại quân Pháp. Các đồng
chí thấy ông là người có tinh thần ái quốc, dám hy sinh cho đại cuộc, không
nghĩ đến danh lợi, nên bầu ông là thủ lĩnh cầm đầu nhóm Thiên Địa Hội
trong toàn quận. Thời gian hoạt động thâu được nhiều đảng viên làm vây
cánh, rủi thay cuộc đánh phá khám lớn Sài Gòn đêm 12 tháng giêng Bình
Thìn năm 1816 để giải cứu lãnh tụ Phan Xích Long bị thất bại khiến cho cơ
sở Thiên Địa Hội bị lộ. Một buổi sáng vào tháng ba năm 1916 nhà cầm
quyền địa phương đến bắt ông tại nhà, cùng một số anh em nhưng cụ
hương hào Nguyễn Văn Ngay, hương bộ Chót, và nhiều người khác có liên
quan đến phong trào Thiên Địa Hội, đem giam tại công sở An Tịnh. Ông bị
tên đội Tấn lính mật thám Pháp dùng cực hình tra tấn dã man, chết đi sống
lại, ông vẫn giữ một lòng thiết thạch lãnh hết trách nhiệm, nhất định không
khai một người nào khác, ngoài những người bị lộ tông tích. Sau 5 ngày
ông bị giải về Sài Gòn lãnh án khổ sai chung thân, bị lưu đài ra Côn Đảo.
Trước cảnh trời nước mênh mông, chí kia chưa đạt được ông đành phải ôm
hận cho đến chết. Ông mất vào ngày 3 tháng 11 năm Bính Dần 1926,
hưởng thọ 71 tuổi.
Ông Hồ Văn Chư mất, đồng bào có tinh thần yêu nước đều rơi luỵ
thương tiếc. Một bậc tiền bối như ông Hồ Văn Chư khêu ngọn đuốc Cách
mạng cho lớp người sau nối chí. Ông đã mất trên nửa thế kỷ nay, nhưng tên
tuổi vẫn sống mãi, thời gian muôn đời còn ghi tạc.
Xử Trảng ngày xưa cũng như ngày nay đã sinh xuất lắm nhà ái quốc
từng đóng góp cho đại cuộc chống xâm lăng.
Giáo sư Nguyễn Tài Năng, người Cần Thơ có làm mấy vần thơ cảm
tác ông Hồ Văn Chư như sau :
Trảng Bàng đã có Hồ Văn Chư
Chống Pháp hăng say, Pháp cũng đù !