Trong cả một trận quyết liệt, Ngài đã chém chúng chết máu đỏ cả
đồng, nên mới có sự tích « Đồng Cỏ Đỏ » tại Trảng Bàng.
Lúc Pháp qua xâm chiếm nước ta, Ngài quyết liệt chống lại.
Khi Pháp tấn công thành Chí Hoà, Ngài cho quân tiếp viện. Nhưng
quân Pháp quá hùng mạnh nên thành Chí Hoà đành thất thủ (1861). Pháp
tiến quân lên Trảng Bàng, Ngài chống không lại, chạy ra Tha La để trốn
nên và bị Việt gian chỉ chỗ ẩn trú nên bị bắt và bị đày đi Inini ở đảo Guyane
và mất luôn tại đó.
Ngài có mười người con. Những người này vì thù nước thù nhà cho
nên cũng chống Pháp với việc làm : lập Thiên Địa Hội.
Về sau, 4 người bị bắt đày đi Côn Nôn. Có hai người kết bè trốn thoát
về được và hai người bỏ thây ngoài đó, trong đó có ông Đặng Văn Thoại là
thân sinh của ông Đặng Văn Đây.
Kiến họ Đặng lúc đó bị Pháp gán cho tiếng làm giặc, sự nghiệp, nhà
cửa, ruộng vườn bị mất nhiều.
Hiện giờ ở Trảng Bàng, bên hông nhà bưu điện cũ, có con đường chạy
xuống tới chùa Ông Huệ (cây cà na) gọi là đường Chánh Lãnh Binh Tòng.
Người anh hùng đã hy sinh cho non nước, nhưng tên tuổi vẫn còn
sông mãi với thời gian, tên lãnh binh Tòng đã đi vào lịch sử kháng Pháp ở
miền Nam muôn đời vẫn còn ghi tạc.
HỒ VĂN CHƯ (1856-1926) : HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO THIÊN
ĐỊA HỘI
Cụ Hồ Văn Chư tức là vị hương cả đầu tiên của làng An Tịnh quận
Trảng Bàng ngày xưa. Sinh năm Bính Thìn (1856), ông có vóc người cao
lớn, bộ đi đứng nghiêm trạng, mắt sáng quắc, thông Hán học, tiếng giọng
đồng ấm và oai nghiêm khác thường hơn thiên hạ. Vả lại tính tình cương
trực và hào hiệp, vốn con người tiết tháo thẳng ngay ông không chịu cúi lòn
như một số kẻ khác. Và ý thức được đất nước bị đô hộ, dân tình khổ sở vì