bắn, tên này ngã xuống chết rồi, tên cầm cờ trắng phất cờ cũng bị bắn chết
luôn. Vì vậy cho nên quân Pu Kầm Pô dùng ná bắn lại, lính Pháp hoảng sợ,
bỏ chạy ráo về thành. Quan một Lasage và mười tên kia cũng chạy tuốt,
thành thử quan bố còn lại quay trở lại thấy một mình, lại con ngựa bị lầy
chạy không được cũng bị quân Cao Miên đập chết, cắt đầu rồi kéo vô rừng.
Khi hay tin quan bố bị tử trận, lính Pháp đặt nhiều điều quái dị phòng
che chở sự dở của họ, còn quan ba Pinault không dám đem binh ra, liền trở
về Sài Gòn xin binh tiếp viện.
Bốn bữa sau có đại tá Marchaise đem 300 lính lên. Lúc này Pu Kầm
Pô và nội bọn đều trở về căn cứ tại Table Yul.
Đại tá Marchaise đem binh tuốt lên Tabel Yul, quyết trả thù. Binh vừa
đến Xóm Vịnh, bị quân Cao Miên vây. Khi thấy Cao Miên ào ra đông quá,
đại tá Marchaise và lính kiếm đường thối lui, mà rủi bị bùn lầy nên người
và ngựa gì chạy cũng không được nên cả bọn đều bị quân của Pu Kầm Pô
sát hại hết.
Ít ngày sau đại uý Alleyron lên.Ông này không lo đánh Pu Kầm Pô
nữa vì con cháu Quản Định là Trương Huệ đánh phá từ Đồng Tháp Mười
đánh qua Trảng Bàng, lên đến Trà Vông, bao vây cả tỉnh Tây Ninh. Có
người còn nói con Quản Định lên gặp Pu Kầm Pô hiệp nhau mới làm cho
nhà binh Pháp ở Tây Ninh lo sợ.
Nghe đồn qua năm sau (1866), Pu Kầm Pô tạ thế, mà không sách hay
báo nào nói đúng sự thật.
LÃNH BINH KÉT : TUNG HOÀNH MỘT CÕI BIÊN THÙY
Ông Két một trong những vị lãnh binh của miền Nam, đã anh dũng lập
chiến công chống Pháp dưới triều vua Tự Đức, tại Long Giang Gò Dầu nay
là quận Hiếu Thiện, ông và nhiều đồng chí nghĩa quân thường đem quân
đến đột kích vào những đồn lẻ tẻ của quân Pháp ở miệt Trảng Bàng, Gò
Dầu, Tây Ninh những đêm trời tối dùng hoả công phá đồn rồi rút lui trong