kháng chiến, binh ta không đủ lực lượng bổ sung, phần thiếu đạn dược nên
lần lần tan rã hàng ngũ, lớp bị giết chết, lớp ra đầu hàng.
Còn Trương Huệ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng tại mặt trận, chớ
không đầu hàng giặc, ngày nay tại Tây Ninh còn có một con đường mang
tên Trương Huệ, để kỉ niệm bậc anh hùng có công kháng Pháp. Tên ông đã
đi vào lịch sử.
ÔNG HOÀNG PU KẦM PÔ : LẬP CHIẾN KHU KHÁNG CHIẾN Ở
TÂY NINH
Về phần sử lược của Tây Ninh, chúng tôi đã trình bày ở phần đầu nói
qua mọi sự việc diễn tiến trong thời kỳ Nam tiến của phủ Tân Ninh nay là
Tây Ninh. Thiết tưởng chúng tôi cũng cần nhắc lại tiểu sử của con vua Ong
Chang, cháu nội của Ong Beng vì cuộc tranh quyền cố vị với con dòng thứ
nên Pu Kầm Pô phải lưu vong sang Lào rồi xuống Tây Ninh cùng với một
số thuộc hạ chống lại nhà vua.
Khi vua Norodom lên ngôi, Pu Kầm Pô đem binh về khuấy rối xứ Cao
Miên một lúc, rồi bị quân Pháp đem binh tìm bắt nhưng không được.
Năm 1866 (Bính Dần) lúc bấy giờ Pu Kầm Pô năm mươi tuổi đã rày
đây mai đó, sống cuộc đời trốn tránh nay ở Kompong Chàm mai ở Tây
Ninh, lâu ngày chịu không nổi mới tìm liên lạc đến ra mắt quan bố Savin de
Larclauze nhờ ông này giúp đỡ xin chánh phủ Pháp cho ở một chỗ trên đất
Tây Ninh, khai khẩn đất cát trồng trọt làm ăn bỏ ý định dấy loạn tranh
giành ngôi vua ở Miên quốc.
Quan bố Savin de Larclauze chấp thuận và tiến dẫn Pu Kầm Pô xuống
Sài Gòn trình diện với quan đề đốc De Lagrdière. Khi xuống tàu về đến Sài
Gòn trình diện với đề đốc có ý nghi ngờ bèn giam lỏng Pu Kầm Pô tại đây.
Pu Kầm Pô biết mình bị gạt lấy làm buồn bã mong cơ hội tháo cũi xổ
lồng trở về Tây Ninh vẫy vùng chí cả.