TÂY NINH XƯA - Trang 74

Trảng Bàng rồi lên Tây Ninh hiệp với quân Pu Kầm Pô gầy mặt trận ở Tây
Ninh.

Quân Pháp hay tin liền cho điều động binh đến rất đông, liên quân

Việt Miên phải thay đổi chiến lược kéo trở xuống Trảng Bàng đánh những
trận ác liệt vào những lúc trời hừng sáng.

Trung úy Eymard phải động viên lính tráng và dân làng để kháng cự,

cuộc kịch chiến kéo dài một giờ, quân Pháp ở Tây Ninh đem viện binh đến
tiếp cứu. Quân đội Việt Miên do Trương Huệ chỉ huy rút lui vào rừng.

Trước khi rút lui, liên quân Việt Miên có bắn nhiều phát súng đồng

vào căn cứ quân sự của Pháp khiến chúng rối loạn tinh thần và một số bị
thương.

Tin Pu Kầm Pô tấn công Trảng Bàng được báo về Sài Gòn, quân Pháp

liền phái 200 lính Pháp và 100 lính tập, 50 lính thủy đặt dưới quyền của
thiếu úy Rémiot Lerebours đến Tây Ninh để tăng viện.

Ngày 27 Juin 1866, quân tiếp viện đến nơi, trước hết họ cho tình báo

dò xét căn cứ của đạo binh Việt-Miên. Nhưng đạo binh du kích này khi ẩn
khi hiện như bóng ma, luôn luôn dời đổi địa điểm, thường tấn công lúc xuất
kỳ bất ý ; do đó quân Pháp khó có thể tìm căn cứ.

Hạ tuần tháng Juillet 1866, quân Pháp chia làm 4 mặt tấn công tiến

đánh Rạch Vịnh. Đoàn kỵ binh Spahi mở đường phía trước, kế đó là lính
Tagals, phía sau nhiều đoàn pháo binh bắn súng dọn đường cho kỵ binh
tiến tới. Hai bên bắt đầu khai chiến tại Rạch Vịnh.

Quân Việt Miên thiếu đạn dược nên bị quân Pháp bắn chết khá nhiều.

Tổng hành dinh Pu Kầm Pô bị trúng đạn, các ổ súng đồng bị đổ vỡ tê liệt.
Qua nửa ngày, phần thắng lợi nghiêng về quân Pháp.

Thấy nguy, Pu Kầm Pô rút lui về Nam Vang, còn Trương Huệ về Biên

Hòa, tiếp tục kháng chiến chống xâm lăng.

Trương Huệ lúc ở Biên Hòa, lúc về Đồng Tháp, hiệp lực với Thiên hộ

Dương, gây cho địch nhiều phen thất điên bát đảo. Trong cuộc trường kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.