bóng tối, làm cho Pháp thất điên phát đảo với đội binh của ông. Vùng Tây
Ninh ngày xưa còn là rừng rậm hoang vu, nếu có động thì làm cho ông
phân tán mỏng rút vô rừng ẩn trốn mất dạng, không tài gì lùng bắt ông
được.
Ở đây dân gian gọi ông là Lãnh Binh Két chớ không biết ông họ gì,
trong cuộc khởi nghĩa chống xâm lăng của dân ta đã bùng nổ khắp miền
Nam, Đồng Tháp Mười, Thiên Hộ Dương, Bến Tre Phan Tôn, Phan Liêm,
Tây Ninh Trương Huệ, Lãnh Binh Tòng, Lãnh Binh Két… Riêng về ông
Két kháng Pháp đến cùng cho đến chết, chưa hề bị bắt một lần nào cả.
Ngày nay nhắc đến các vị anh hùng kháng Pháp ở Tây Ninh, chúng tôi
phải nhắc đến vị Lãnh Binh Két đã oanh liệt một góc trời ở miệt Long
Giang, làm cho Pháp phải kiêng nể đến tài xuất quỉ nhập thần của vị anh
hùng thời ấy, đã lập được nhiều thành tích vẻ vang, tô đậm trang sử oai
hùng cho đất nước miền Nam nói chung, tỉnh Tây Ninh nói riêng nhưng rất
tiếc thời ấy các nhà sử học của ta bỏ quên không ghi chép tên ông vào lịch
sử, thành ra không biết ông là người xuất xứ ở đâu ? Và chết năm nào ?
Đây là những lời truyền thuyết, do đồng bào địa phương kể chuyện cho
chúng tôi ghi chép về cuộc đời tranh đấu của vị lãnh binh Két của vùng đất
Long Giang ngày xưa ai ai cũng biết tiếng, đến nay người ta còn nhắc nhở
đến tên tuổi ông.
LÃNH BINH TÒNG : KHÁNG PHÁP OAI DANH LỪNG LẪY
Tên thật của ông là Đặng Văn Tòng, ông là con trai duy nhất của ông
Cả Đặng Văn Trước. Chánh lãnh binh là chức tước của Ngài.
Ngài trấn thủ biên giới, chống với giặc Miên thường xuống quấy nhiễu
dân lành.
Giặc Miên rất sợ Ngài vì Ngài áp dụng chiến lược : nấu dầu rái đang
sôi, dùng ống thụt bằng đồng thụt qua đối phương khiến giặc bị phỏng da,
cháy đầu.