Duy Vỹ lại lấy oán trả ơn, tội thật đáng chết. Nhưng ta thiết nghĩ Duy Vỹ là
Thái tử con vua nên không thể đem ra pháp trường hành quyết như dân
thường được. Vậy ai thay ta vào ngục ban ân cho Thái tử được tự xử?
Bá quan văn võ đều cúi đầu làm thinh, không ai dám lên tiếng lãnh mạng.
Phạm Ngô Cầu bước ra nói:
- Khải Chúa, trăm quan ai cũng đồng lòng rằng Thái tử đáng tội chết nhưng
không ai dám lãnh việc này vì sợ mang tiếng giết vua. Phạm Ngô Cầu tôi
xin lãnh mạng vào ngục ban ân cho Thái tử được tự xử.
Trịnh Sâm mừng lắm nói:
- Xử Thái tử không thể người tước thường mà làm được. Nay ta phong cho
ngươi tước Công vào ban ân của ta cho Thái tử.
Nói xong liền phong cho Phạm Ngô Cầu tước Tạo quận Công. Cầu vào
ngục nói với Duy Vỹ:
- Chúa thượng vì nể Thái tử là con vua nên sai thần vào đây, xin Thái tử
hãy tự chọn lấy.
Nói xong dâng cho Duy Vỹ một chiếc khay đồng, trên khay ấy đựng một
giải lụa, một thanh gươm và một chén thuốc độc. Thái tử nhìn mâm đồng
nói:
- Ta biết sớm muộn gì cũng có ngày này nên từ lâu đã lo trừ Trịnh Sâm.
Việc sinh tử là do số mệnh. Nhưng trước lúc chết ta muốn hỏi ngươi, tại sao
ngươi làm nội thị hầu hạ vua, ăn lộc vua còn dính kẽ răng sao nỡ phản vua
như thế?
- Thần ăn lộc nhà chúa không ăn lộc nhà vua. Vả lại phản vua là chúa phản,
không phải thần phản.
- Lời ngươi cũng phải. Hãy về nói với chúa ngươi rằng ta dù chết xuống âm
phủ cũng làm ma cũng theo Trịnh Sâm mà đòi mạng.
Nói rồi ứa nước mắt bưng thuốc độc mà uống, Duy Vỹ vừa uống vào khỏi
miệng liền thổ huyết chết ngay. Vừa lúc ấy trời đang nắng to bỗng mây đen
vần vũ, sấm chớp ầm ầm, gió bụi nổi lên, rồi một trận mưa lớn chưa từng
thấy đổ xuống thành Thăng Long, trời đất tối mịt mù. Duy Vỹ chết rồi mắt
vẫn mở trừng trừng ai vuốt sao cũng không chịu nhắm. Trịnh Sâm không
biết làm sao đành để vậy mà tống táng. Dân chúng trong thành ngoài nội