tiến. Đầu giờ Ngọ ngày mùng ba tết sẽ có gió Đông nam thổi mạnh đến giờ
Ngọ ngày mùng bốn tết. Nếu không đến nơi kịp chặn đường về của Tôn Sĩ
Nghị lệnh chém đầu.
Nguyễn Văn Tuyết vểnh râu hỏi:
- Xin hỏi Hoàng thượng mùa này mưa phùn gió Bấc hơi lạnh cắt da thì lấy
đâu ra gió Đông nam. Và nếu không có gió Đông nam thì thế nào?
Vua Quang Trung cười đáp:
- Nếu đến ngày ấy mà không có gió Đông nam hai tướng cứ kéo quân về.
Ta lấy lý gì mà bắt tội hai tướng được.
Nguyễn Văn Lộc xen vào hỏi:
- Nếu đúng vậy thần sẽ chặn đường về của Tôn Sĩ Nghị trong đêm mùng
bốn. Vậy Hoàng thượng nghĩ rằng chỉ trong năm ngày ta đuổi quân Thanh
ra khỏi Thăng Long sao? Trong lúc quân chúng đông gấp ba lần quân ta.
Không trả lời Văn Lộc, vua Quang Trung hỏi:
- Nếu trong năm ngày ta đuổi Tôn Sĩ Nghị ra khỏi Thăng Long chạy về
Yên Thế mà Văn Lộc không bắt được Tôn Sĩ Nghị thì thế nào?
Lộc đáp:
- Nếu Hoàng thượng làm được điều kỳ diệu thế, mà Lộc tôi không bắt được
Tôn Sĩ Nghị, xin chịu tội theo quân pháp.
Vua Quang Trung trao binh phù cho Văn Lộc xong, quay sang Văn Long
vua bảo:
- Đặng Văn Long và Đặng Xuân Phong đem ba vạn quân theo đường núi ở
phía Tây đường đại lộ, đến làng Nhân Mục đánh vào đồn Khương Thượng
ở phía Tây nam thành Thăng Long. Chiếm được Khương Thượng rồi Long
và Phong phải thừa thắng đánh Thăng Long, đuổi Tôn Sĩ Nghị. Mất Thăng
Long, quân của Thượng Duy Thăng ở Ngọc Hồi và Trương Triều Long ở
Hà Hồi tất không còn đường rút. Phen này ta quyết tiêu diệt quân xâm lược
Mãn Thanh báo thù cho dân ta mới hả dạ. Đánh trận này là nhờ vào trọng
trách của hai ngươi, phải tốc chiến tốc thắng. Nếu đến ngày mùng năm tết
Kỷ Dậu không chiếm được thành Thăng Long, chém!
Đặng Văn Long nói mát rằng:
- Xét theo lẽ quân thần, hạ thần và Hoàng thượng là nghĩa vua tôi. Xét theo