- Thần chỉ đi một mình mà thôi. Xin để con rể thần là Lê Chất ở lại cùng
Thái tử Bảo thủ thành Quy Nhơn.
Vua Thái Đức nói:
- Phúc Ánh đánh Quy Nhơn không được nên mới vào đánh Phú Yên thì
Quy Nhơn cần gì phòng thủ nữa. Vả lại một mình khanh vào thành đánh
nhà với giặc binh đông tướng mạnh ta lấy làm lo lắm.
Lê Trung đáp:
- Kinh thành là trúng tâm của xã tức. Kinh thành còn thì xã tắc còn, kinh
thành mất xã tắc mặt, không thể lơ là việc phòng thủ. Vả lại nếu ta đem hết
binh tướng vào Phú Yên, ngộ nhỡ Phúc Ánh lại thuận gió Nồm đem thuỷ
binh ra đánh Quy Nhơn thì sao? Khi ấy bọn thần quân bộ ngăn sông cách
núi dù đem quân về cứu giá e không còn kịp nữa.
Nói rồi Trung lãnh lệnh đem binh vào cứu Phú Yên. Trước khi đi Trung gọi
Lê Chất đến dặn:
- Khi cha đi rồi còn phải cùng Thái tử Bảo căn phòng cẩn mật các nơi hiểm
yếu, đề phòng kế điệu hổ ly sơn của Nguyễn Phúc Ánh. Dù vua có bảo đi
tiếp ứng cho cha cũng quyết không được đi.
Lê Chất thưa:
- Con xin vâng lời cha dạy.
Trung đi rồi, vua Thái Đức gọi Lê Chất đến bảo:
- Cha cháu vì quá lo xa, sợ Nguyễn Phúc Ánh quay lại đánh Quy Nhơn nên
mới một mình đi cứu Phú Yên. Vậy cháu hãy lãnh một đạo quân đi tiếp
ứng cho cha cháu mới được.
Lê Chất quỳ thưa:
- Trước khi đi cha thần có dặn không được bỏ Quy Nhơn mà đi tiếp ứng
cho người. Nếu thần vâng lệnh Bệ hạ mà đi vào gặp cha thế nào cũng bị
cha thần bắt tội. Xin Bệ hạ minh xét.