địch lo sợ hoang mang. Cả hai khôi phục đã chắc lắm rồi. Vậy để đánh dấu
bước ngoặt quan trọng đó, từ nay về sau đổi tên thành Quy Nhơn là Bình
Định! (Địa danh Bình Định từ ấy xuất hiện trên nước Nam).
Nói xong Nguyễn vương hỏi Lê Chất:
- Chiếm thành Bình Định công đầu là của Lê Chất. Vậy Phú Yên phải đánh
thế nào?
Chất đáp:
- Thượng vương cấp cho thần năm ngàn quân thần xin theo đường núi vòng
qua phía Tây ải Cù Mông vào đánh Nguyễn Quang Huy tất chiếm được
Phú Yên.
Nguyễn vương hỏi:
- Có phải con đường này ngày trước Nguyễn Huệ dùng đánh Tống lão
tướng quân chăng.
Chất đáp:
- Thưa chính là đường ấy.
Nguyễn vương bảo:
- Nay ta cho Lê Văn Duyệt và ngươi đem năm ngàn quân vào đánh Phú
Yên.
Lê Chất và Lê Văn Duyệt bèn bảo quân sĩ thấy y phục quân Tây Sơn rồi
lặng lẽ theo đường núi mà đi, đến hòn núi cao chất ngất, đá dựng lởm
chởm, Lê Văn Duyệt lo ngại hỏi:
- Nếu quân Tây Sơn mai phục ở đây thì liệu thế nào.
Chất đáp:
- Đây là núi Dương An hiểm trở cao lớn nhất ở Quy Nhơn, là sào huyệt của
người Thượng. Nếu là quân lạ dù thiên binh vạn mà cũng không qua được
núi này.