THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 491

hống hách của các vị thần? Không đâu! Đó là một sự phẫn nộ chính đáng,
một sự bực tức rất đáng quý mà loài người chúng ta phải biết ơn Apollon và
chúng ta có thể và cần phải biết bực tức và có nỗi bực tức như Apollon.
Giành được giải nhất rồi mà Apollon vẫn bực tức. Bực tức vì nỗi không hiểu
vì sao có một vị vua ngu dốt đến như thế mà lại làm giám khảo! Hoặc ngược
lại, không hiểu vì sao mà lại có một vị giám khảo ngu dốt đến thế? Phải
trừng trị cái sự ngu dốt của vị giám khảo này. Nhưng cách trừng trị lần này
không dã man như lần trước; lần này Apollon trừng trị một cách văn minh
hơn: kéo tai vị giám khảo ngu dốt - nhà vua Midas - thành đôi tai lừa. Sự ngu
dốt đã bị kết án. Sự ngu dốt đã bị thích chàm vào mặt, đóng một cái dấu
chích vào trán. Hiển nhiên ý thức xã hội phải phát triển đến một trình độ như
thế nào đó mới có thể nảy sinh ra một câu chuyện lý thú đến như thế, sâu sắc
đến như thế, và ý thức của con người cũng phải đã trưởng thành đến một
trình độ như thế nào đó mới có thể có cái tâm lý như vua Midas: xấu hổ về
đôi tai lừa của mình, muốn che giấu đôi tai lừa tức sự ngu dốt của mình.
Nhưng người xưa không nhân nhượng với sự ngu dốt, vì thế sự che giấu của
Midas hoàn toàn thất bại, hoàn toàn vô ích. Cấm gì thì cấm, che giấu gì thì
che giấu, chứ cấm sao được miệng thế gian, che giấu sao được miệng thế
gian. Bác thợ cạo phải nói ra bằng được cái sự thật: vua Midas có đôi tai lừa,
thì mới khỏi ấm ức, bứt rứt trong lòng. Còn nhân dân thì bao giờ cũng là sức
mạnh của sự thật. Nhân dân vẫn kháo chuyện “Vua Midas có đôi tai lừa!
Vua Midas có đôi tai lừa! Vua Midas chỉ được mỗi cái làm vua chứ còn dốt
ơi là dốt, chỉ được mỗi cái giàu chứ còn ngu ơi là ngu, ngu như lừa”. Một
câu chuyện huyền thoại, vô lý nhưng mà dễ sợ thật, đáng giật mình thật. Vì
lẽ đó chúng ta càng hiểu được vì sao K. Marx gọi sự ngu dốt là một “sức
mạnh ma quỷ”, và ông đã chỉ ra cho chúng ta thấy một sự thật đơn giản:
“Đối với lỗ tai không thích âm nhạc thì âm nhạc hay nhất cũng không có
nghĩa gì cả”, “Nếu anh muốn hưởng thụ nghệ thuật thì anh phải là con người

được huấn luyện về nghệ thuật

202

.

Truyện vua Midas có đôi tai lừa như vậy có thể cho phép chúng ta

xác định một cách có căn cứ rằng truyện là sản phẩm của thời kỳ cổ điển của
chế độ chiếm hữu nô lệ. Chỉ có trong bối cảnh của sự phát triển văn hóa,
khoa học nghệ thuật của thời kỳ cổ điển mới có thể xuất hiện một sự trưởng
thành về ý thức xã hội như vậy như trong câu chuyện. Biết căm giận sự ngu
dốt, biết chế nhạo sự ngu dốt hẳn rằng không thể là ý thức xã hội của một
chế độ xã hội chưa biết đến văn hóa, khoa học, nghệ thuật, tóm lại, chưa
thoát khỏi tình trạng dã man. Đến truyện thứ ba, truyện Orphée, thì lại có
một sắc thái khác. Giờ đây tài năng âm nhạc chuyển vào một con người, một
người trần thế đoản mệnh chứ không phải một vị thần bất tử. Âm nhạc ở đây
được kể cụ thể hơn, gắn với tình yêu trong sáng, đẹp đẽ, thủy chung. Tình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.