nói Dương Sơn là người vô tình, chẳng hiểu Mục Thanh đâu.
Và Điền Mục Thanh đã làm đúng điều hắn nói. Sau khi đến Thượng Hải.
Bọn tôi đã mất liên lạc với hắn luôn. Với Điền Mục Thanh, chúng tôi
không tán thành triết lý sống của hắn mà chỉ cảm thấy thương hại. Ngô Hán
Thanh cũng nhân dịp này bày tỏ nhân sinh quan của mình với mọi người.
Anh chàng cho rằng sống cần thực tế. Muốn có ngày mai phải xây dựng
ngày nay. Muốn tương lai hạnh phúc thì bây giờ đấu tranh với những bất
công, áp bức. Sống không được yếu hèn, không được khiếp nhược trước sự
sống còn của đất nước. Nước mất thì cá nhân còn ý nghĩa gì? Vì vậy không
nên vị kỷ mà phải biết sống đẹp, chết đẹp.
Liễu Ngạn Phong thì phần nào đã bị ảnh hưởng tư tưởng của Điền Mục
Thanh, nên hẵn viết con người phải có nhân bản nhân vị, con người không
nên làm nô lệ cho bất cứ cái gì mà phải độc lập, phải làm chủ bản thân
mình. Làm chủ bản thân mới tự giác ngộ. Nếu người người đều làm chủ
được bản thân, không xâm phạm sự tự do của người khác thì đương nhiên
chiến tranh biến mất. Còn sử dụng chiến tranh để chống lại chiến tranh chỉ
là một phương pháp hạ sách thôi. Cách lý luận của hắn có vẻ không tưởng
quá.
Rõ ràng là lý luận của Liễu Ngạn Phong và Ngô Hán Thanh giờ đã khác
nhau. Lưu Đại Khôi phải đứng ra giảng hòa bằng cách phê bình cái tự do
quá trớn của Liễu Ngạn Phong nhưng cũng không tán đồng thái độ quá
khích của Ngô Hán Thanh.
Bút chiến giữa các phe chẳng ai chịu ai nên cuối cùng phải nhờ đến thầy
Dương. Thầy Dương nói rằng sự tiến hóa của xã hội góp phần gây ra chiến
tranh và thù hận, và mâu thuẫn tạo ra sự tiến hóa. Nhưng ông cũng nói
chiến tranh phi nghĩa thì không thể nào tồn tại được. Có điều đất nước hiện
nay đang ở trong tình trạng chiến tranh. Không thể trốn tránh thực trạng
chiến tranh. Không thể trốn tránh thực tại nhưng cũng đừng hấp tấp liều
mạng. Không thể trốn trong tháp ngà. Phải đối mặt với cuộc chiến. Ông tin