Nguyễn Trọng Khanh
Thành Cát Tư Hãn
Tựa
THÀNH CÁT TƯ HÃN
Suốt bao thế kỉ nay cả thế giới đều coi Thành-Cát-Tư-Hãn như là một đại
họa giáng xuống nhân loại. Cuộc đời của ông là một hình ảnh thu gọn lại
mười hai thế kỷ mà dân du mục miền đồng cỏ đã tràn ra bốn phương tàn
phá các dân tộc định cư có nền văn minh vững chãi. Trước ông không có
nhà chinh phục nào gây được uy vũ làm kinh hoàng cả thiên hạ, đến nỗi khi
dân Âu Châu nghe đến tên Thành-Cát-Tư-Hãn đều hãi hùng cho là “ngày
tận thế đã tới rồi!”. Ông áp dụng triệt để lối khủng bố để cai trị và thẳng
tay tàn sát để ngăn ngừa những cuộc quật khởi chống đối. Những gì mà Âu
Châu đã lên án Attila và Ấn Độ đã lên án Mihirakonia thật chẳng thấm vào
đâu so với những cuộc tàn phá của Thành-Cát-Tư-Hãn ở những nước bại
trận như Trung Quốc, Đại Hồi…
Nhưng các sử gia gần đây khi nghiên cứu tỉ mỉ cuộc đời của Thành-Cát-
Tư-Hãn đều nhận thấy rằng tính tàn bạo của ông là do hoàn cảnh sống gay
go khốc liệt ở miền đồng cỏ hoang mà ra - một thứ tàn bạo của thiên nhiên
- khác hẳn với Tamerlan (nhà chinh phục này phải chịu trách nhiệm về
hành động của mình vì vốn sinh trưởng trong thế giới văn minh). Trong
khuôn khổ lối sống, hoàn cảnh đất đai và chủng tộc của ông, Thành-Cát-
Tư-Hãn, dưới con mắt các sử gia, là một nhân vật có tâm hồn bình thản, có
lương tri vững chắc, rất mực điều độ, biết nghe lời phải, biết giữ tín nghĩa
với bạn bè, thật rộng lượng và giàu tình cảm dù lắm khi rất nghiêm khắc,