THÀNH-CÁT-TƯ HÃN VÀ ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ - Trang 22

Đánh Đại Việt lần thứ hai và đánh Chiêm Thành: (năm 1253, sau khi chiếm
được nước Đại Lý ở Vân Nam, quân Mông Cổ đánh nước Đại Việt lần thứ
nhất) năm 1282, triều đình nhà Nguyên gây sự với Đại Việt, sách nhiễu đủ
thứ, đòi cống nhân tài, vật lạ, châu báu, đặt quan đạt-lỗ-hoa-xích (tiếng
Mông Cổ, có nghĩa là quan chưởng ấn) để giám trị các châu quận. Cho nên
vua Trần Thánh Tông (1258-1278) tu binh dụng võ đề phòng. Sứ Mông Cổ
là Sài Thung nhũng nhiễu. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) sai chú họ là
Trần Di Ái đi sứ. Nguyên bèn lập Ái làm An Nam quốc vương và sai Sài
Thung dẫn 1.000 quân mang Ái về. Nhân Tông sai quân đón đường đánh:
Thung bị bắn mù một mắt, trốn về Tàu, Ái bị bắt phải tội đồ làm lính.
Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan cùng các tướng là bọn Toa
Đô, Ô Mã Nhi mang 500 ngàn quân sang Đại Việt, giả tiếng mượn đường
đánh Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tông không thuận. Quân Mông Cổ
chia làm hai đạo cứ kéo bừa sang. Lục quân do Thoát Hoan đích thân chỉ
huy, kéo vào Lạng Sơn. Thuỷ quân do Toa Đô chỉ huy, từ Quảng Châu vượt
biển sang Chiêm Thành, đổ bộ lên bờ biển nay là Quảng Ngãi, Bình Định.
Quân Chàm do hoàng tử Harajit chỉ huy. Harajit cùng mẹ là hoàng hậu
Gaurendraksmi lánh lên cao nguyên Ya Heou (nay gọi là An Khê), mộ
được 20 ngàn người Thượng của nhiều sắc tộc sơn cước, tổ chức kháng
chiến bằng chiến thuật du kích, đêm đêm từ trên núi đánh xuống, gây thiệt
hại nặng cho quân Mông Cổ. Toa Đô không làm nên cơm cháo gì, phải bỏ
Chiêm Thành, kéo quân ra Nghệ An với ý đồ đánh quân Việt bằng hai mặt.
(Năm 1288, Harajit lên làm vua, hiệu là Jaya Simhavarman III, người Việt
gọi là Chế Mân. Năm 1306, ông dâng hai châu Ô và Ri làm sính lễ, cưới
công chúa Huyền Trân, và công chúa về kinh đô Đồ Bàn, được phong là
hoàng hậu Parameçvari).
Vua Nhân Tông phong cho Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm tiết chế.
Ông hội tướng sĩ ở Đông Bộ Đầu, được 200 ngàn quân thuỷ bộ. Nhân Tông
triệu các bô lão ở điện Diên Hồng, mọi người đều quyết đánh. Lúc đầu,
quân Đại Việt thua ở nhiều nơi và kinh đô Thăng Long cũng thất thủ. Năm
sau, quân Đại Việt lợi dụng vùng châu thổ Bắc Việt sông ngòi chằng chịt,
thắng liên tiếp nhiều trận thuỷ chiến như Hàm Tử (do Trần Nhật Duật và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.