THÀNH-CÁT-TƯ HÃN VÀ ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ - Trang 4

Thúc Nguyên

Thành-cát-tư Hãn và đế quốc Mông Cổ

1. Lược sử xứ Mạc Bắc
Những cổ thư của Trung Hoa ít khi nhắc đến địa danh Mạc Bắc. Xứ Mạc
Bắc là miền đất nằm ở phía bắc sa mạc. Sa mạc nói đến ở đây là sa mạc
Qua Bích (Gobi), theo nghĩa Mông Cổ là “nơi trống rỗng”. Bởi vậy, định
được địa giới của xứ sở bát ngát này không phải là dễ. Đại khái thì xứ Mạc
Bắc phía đông sát tới biển Thái Bình bao la, phía tây tới sông Ob hoặc sông
Irtych, phía bắc tiếp giáp với miền băng giá quanh năm tuyết phủ, mênh
mông vô tận và vô chủ, ngày nay gọi là Tây Bá Lợi Á hoặc Xi Bia
(Sibérie), phía nam là sa mạc Qua Bích khô cằn, nóng lạnh thất thường, với
khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất cao.
Xứ này có nhiều thảo nguyên kế tiếp nhau, rất thuận lợi cho việc di chuyển
trên lưng ngựa, vì vậy, người dân xứ này, nam cũng như nữ, cưỡi ngựa giỏi
vào bậc nhất nhân loại. Họ là dân du mục, nay đây mai đó, sinh sống bằng
nghề chăn nuôi gia súc như bò, cừu, lạc đà, ngựa, nơi nào có cỏ cho gia súc
ăn thì họ tới, nơi nào hết cỏ thì họ bỏ đi. Thời xưa, họ nuôi rất nhiều ngựa,
bán cho người Tàu được nhiều tiền. Họ quen uống sữa tươi và máu tươi gia
súc, ăn thịt, rất ít ăn tinh bột và rau quả.
Cư dân xứ Mạc Bắc có thể tạm chia làm ba tộc: tộc Mãn Châu (race
toungouse, mandchoue) ở miền đông, tộc Mông Cổ (race mongole) ở miền
trung và tộc Đột Quyết còn gọi là Thổ (race turque) ở miền tây. Một thi sĩ
Việt Nam nổi tiếng thời tiền chiến là Xuân Diệu đã ca ngợi thân mình óng ả
của con gái Mạc Bắc bằng câu thơ “Ta yêu Ly Cơ hình nhịp nhàng”. Xưa
kia, họ chưa có quốc gia. Họ tổ chức thành những bộ lạc mà những ông tù
trưởng có rất nhiều quyền, kể cả quyền sinh sát. Họ giành giật nhau những
cánh đồng cỏ, cho nên chiến tranh xảy ra liên miên trên xứ sở này. Họ sống
xen kẽ nhau, gần như lẫn lộn với nhau, nhất là người Mông Cổ và người
Đột Quyết, cho nên cũng rất khó phân biệt. Ngôn ngữ của người Mông Cổ
và ngôn ngữ của người Đột Quyết lại cũng rất gần nhau nên càng khó phân
biệt. Người Mông Cổ không có chữ viết, phải mượn chữ viết của người
Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), một bộ lạc tộc Đột Quyết, để ghi chép sổ sách. Bởi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.