THÀNH-CÁT-TƯ HÃN VÀ ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ - Trang 5

vậy, có nhiều người đã ghép hai tộc Thổ và Mông Cổ làm một và gọi là tộc
Thổ-Mông (race turco-mongole).
Ngay từ thời cổ đại, người Tàu đã có thói cao ngạo, tự cho mình là văn
minh nhất, là cái rốn vũ trụ, là ở trung tâm (Trung), là đẹp nhất (Hoa), và
coi những dị tộc chung quanh đều là rợ (Tứ Di: Bắc Địch, Nam Man, Đông
Di, Tây Nhung). Họ gọi chung những ngoại tộc phương bắc này là những
rợ Bắc Địch, sau gọi chung là Hung Nô, là Thát Đát, và người châu Âu
phiên âm là Huns, là Tartares. Họ cũng còn dùng danh từ riêng “Hồ” để gọi
những tộc người này. Danh từ riêng ấy được người Tàu dùng ngay từ thời
cổ đại trong một chủ trương hết sức hiểm độc: “Dĩ Di diệt Di, dĩ Di diệt
Hồ” (Lấy người Di diệt người Di, lấy người Di diệt người Hồ).
Vào thời cổ đại, địa bàn của người Mông Cổ, nằm ở quãng giữa xứ Mạc
Bắc, rộng lớn hơn bây giờ, còn bao gồm cả vùng trung lưu sông Hắc Long
(Amour) ở phía đông, vùng núi A Nhĩ Thái (Altai) ở phía tây, toàn bộ sa
mạc Qua Bích ở phía nam, còn phía bắc thì tiếp giáp với miền băng tuyết
hoang vu, hồ Bối Gia Nhĩ (Baikal) nằm ở quãng giữa xứ. Vào năm 209
trước Công Nguyên, xứ Mông Cổ có tên là Khunnu, dưới quyền cai trị của
Modun Shanyu (vua Modun), địch thủ hùng cường nhất của người Tàu.
Những nước của người Tàu ở mạn ấy sợ người “Hồ” đánh phá, phải xây
thành cao để ngăn chặn. (Về sau, khi thống nhất được nước Trung Hoa năm
221 trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng cho nối những quãng thành cao
ấy với nhau để thành ra Vạn Lý Trường Thành. Rồi sau nữa, khoảng từ thế
kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVII, nhà Minh tu bổ thêm). Từ thế kỷ thứ II
trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ I trước Công Nguyên, người Đột Quyết
nổi trội hơn cả ở xứ Mạc Bắc. Cũng khoảng thời gian này, vua Hán Vũ Đế
(140-86), một chuyên viên đi thu gom đất đai, chiếm miền đất nằm ở phía
nam sa mạc Qua Bích của người Khun mà lập ra quận Sóc Phương.
Từ thế kỷ thứ I sau Công Nguyên đến thế kỷ thứ IV, người Mãn Châu Tiên
Ty (Sien Pi) kiểm soát miền đông xứ Mạc Bắc. Miền tây là đất của A Đề
Lai (Attalia). Ông chúa Hung Nô này, có lẽ là người Đột Quyết, mang quân
sang tận Đông Âu, chiếm đóng đồng bằng Pannonie, nay gọi là Hung Gia
Lợi (Hongrie). Năm 441, A Đề Lai xâm lăng đế quốc Đông La Mã (empire

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.