THÀNH-CÁT-TƯ HÃN VÀ ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ - Trang 6

byzantin), tàn phá bán đảo Ba Nhĩ Cán (péninsule des Balkans), năm 451
vượt sông Rhin đánh vào Pháp nhưng bị thua liên quân La Mã, Burgondes,
Francs, Visigoths trên những cánh đồng Catalauniques (ở miền Champagne
bây giờ). Năm sau, ông định đánh thành La Mã (Rome), nhưng đã bị giáo
hoàng Leon le Grand thuyết phục bằng việc nộp cống phẩm. Ông chúa
Hung Nô bằng lòng nhận cống phẩm và rút quân, quay về Pannonie và năm
453 chết thình lình.
Vào hai thế kỷ thứ V và thứ VI, người Mông Cổ Jouan Jouan làm bá chủ
xứ Mạc Bắc. Từ năm 552 đến năm 920, người Đột Quyết Yết (Tsie) chiếm
ưu thế ở miền tây. Vào hai thế kỷ thứ VII và thứ VIII, đất Mông Cổ là
thuộc địa của nhà Đường nước Tàu. Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XII,
người Mãn Châu Khiết Đan (Khitan) lãnh đạo, lập ra nước Liêu, kế tới là
người Mãn Châu Nữ Chân (Jurchen) đứng đầu, lập ra nước Kim.
Năm 1206, Thiết Mộc Chân (Temujin) thống nhất được các bộ lạc Mông
Cổ, rồi gần hết các bộ lạc ở Mạc Bắc. Ông, rồi các con, các cháu mang
quân đi đánh phá Đông-Bắc-Á, Trung-Á, Tây-Nam-Á, Đông-Âu, rồi chiếm
toàn bộ nước Trung Hoa, dựng nên một đế quốc rộng lớn từ trước chưa
từng có. Đế quốc đó được chia làm bốn nước: một hãn quốc (nước nhỏ) ở
Trung Á, một hãn quốc ở Tây-Nam-Á, một hãn quốc ở Đông-Âu và một
đại hãn quốc (nước lớn) ở Đông-Bắc-Á. Người Mông Cổ thống trị không
đông, bị loãng trong những đám dân bản xứ bị trị. Rồi khi những dân bị trị
giành được độc lập thì người Mông Cổ bị tan biến dễ dàng vào đám người
bản địa, đến nay hầu như không còn để lại vết tích nào đáng kể. Ngày nay,
chỉ ở chính nước Mông Cổ, nghĩa là ở xứ Ngoại Mông, người ta mới có thể
gặp những người Mông Cổ thuần chủng.
Vào thế kỷ thứ XV, nhà Minh bên Tàu nhiều lần mang quân lên xâm lăng
xứ Mông Cổ. Từ năm 1583 đến năm 1757, xứ Mông Cổ phân hoá bị rơi
dần vào quỹ đạo Tàu. Những nông dân Tàu lấn chiếm dần đất đai miền
đông-nam Mông Cổ và năm 1636, triều đại Mãn Thanh chính thức sáp
nhập miền này vào bản đồ nước Tàu với tên là Nội Mông. Đến năm 1691,
nhà Thanh lại khuyến khích nông dân Tàu đến lập nghiệp ở miên tây-bắc
mà triều đại này gọi là Ngoại Mông. Nhưng người Nga cũng đến ở miền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.