tây-bắc này khá đông và ảnh hưởng của họ ở đó khá đậm. Ngày cách mạng
Tân Hợi ở Tàu (1-12-1911) thành công, triều đại Mãn Thanh bị lật đổ, xứ
Ngoại Mông tuyên bố độc lập. Năm 1917, cách mạng vô sản Nga bùng nổ.
Năm 1919, nội chiến giữa Nga Trắng Bảo Hoàng và Nga Đỏ Bôn-Xê-Vít
tràn vào xứ Ngoại Mông, đến năm 1921 mới chấm dứt. Nga Đỏ toàn thắng,
lập Liên Bang Xô Viết (Liên Xô).
Tháng Bảy năm ấy, Soukhé Bator, được Liên Xô giúp đỡ, thành lập chính
phủ cách mệnh, rồi năm 1924, tuyên bố sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân
dân Mông Cổ, do Đảng Cộng sản Mông Cổ lãnh đạo, thủ đô đặt ở
Ulaanbaatar (Oulan-Bator). Nước này có diện tích là 1.565.000 cây số
vuông (nước Việt Nam 334.000 csv), dân số là 1.900.000 người (mật độ là
1,2/csv). Năm 1961, Mông Cổ được gia nhập Liên hiệp quốc và đến năm
1987 được hơn một trăm quốc gia công nhận, kể cả Hoa Kỳ. Năm 1990,
Đảng Cộng sản Mông Cổ trao quyền lại cho chính phủ. Tháng Hai năm
1992, Hiến Pháp mới được ban hành, giải tán nước Cộng hoà Nhân dân
Mông Cổ, lập nền Cộng hoà Mông Cổ, nhưng vẫn do Đảng Cách mệnh
Nhân dân Mông Cổ (MPRP, tên mới của Đảng Cộng sản Mông Cổ) cai trị.
Trong cuộc bầu cử năm 1996, Đảng Dân chủ Mông Cổ (DP) thắng thế.
Nhưng trong cuộc bầu cử năm 2000, đảng MPRP lấy lại quyền. Cuộc bầu
cử năm 2004 đưa đến liên minh MPRP và MDC (Motherland Democratic
Coalition = Liên minh Tổ quốc Dân chủ), bầu Natsagiyn Baggabandi làm
tổng thống. Người Mông Cổ bước dần vào thể chế dân chủ.
Còn khu Nội Mông thì từ năm 1949 trở thành khu “tự trị” trong nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa, thủ phủ là Houhehot. Ở nơi này, người Mông Cổ
là thiểu số trên chính quê hương mình. Ngày nay, người Mông Cổ ở đấy
sống trong cảnh cơ hàn, tương lai mù mịt, luyến tiếc, đau buồn với những
kỷ niệm huy hoàng, vẻ vang thời oanh liệt.
2. Tình thế nước Trung Hoa ở thế kỷ XII
Năm 960, nhà Tống thống nhất Trung Nguyên. Nhưng chẳng được bao lâu,
những rợ chung quanh mạnh lên, áp chế cả thiên tử. Thuở ấy, các nước rợ
mạnh đáng kể là: Đại Hạ, Liêu (có nghĩa là Sắt), Kim (có nghĩa là Vàng) và